Nhìn cảnh tàu điện Cát Linh - Hà Đông đông đúc như ở Nhật, cộng đồng mạng chỉ ra điều cần thay đổi để thực sự chuẩn xịn

Lam Giang |

'Ở Nhật họ có văn hóa đi tàu điện hàng trăm năm rồi họ cũng luôn dành 1 làn cho người cần đi gấp'

Xem những đoạn clip trên bạn ngỡ như đang nhìn những hình ảnh các ga tàu điện ngầm lâu đời ở các nước trên thế giới? Không, đó chính là hình ảnh được một người dân ghi lại vào 6h30 sáng một ngày bình thường trong tuần tại ga Cát Linh thuộc tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.

Giờ đây, sau hơn 6 tháng đi vào hoạt động, tuyến đường sắt trên cao này không chỉ là nơi tới chụp ảnh checkin của nhiều bạn trẻ mà đã dần dần trở thành một phương tiện giao thông công cộng quen thuộc với nhiều người dân trong thành phố.

Và cộng đồng mạng bắt đầu bàn luận về những nét văn hóa cần học hỏi và phổ biến cho tất cả những ai tham gia phương tiện giao thông công cộng mới xuất hiện ở Việt Nam.

Nhìn cảnh tàu điện Cát Linh - Hà Đông đông đúc như ở Nhật, cộng đồng mạng chỉ ra điều cần thay đổi để thực sự chuẩn xịn - Ảnh 1.

Nhường đường cho người cần đi làn khẩn cấp

Một tài khoản facebook đưa đoạn clip ghi lại hình ảnh ở ga tàu Metro bên Nga và bình luận: "Cần tạo thêm văn hóa, ai không bận thì đứng bên phải, nhường lối bên trái cho người đang gấp. Bên các nước khác có phong cách đi thang máy tàu điện như vậy cũng hay này. Anh em Việt Nam mình hình thành dần đi thôi";

Nhiều người đã có trải nghiệm ở các nước đều nhất trí với quan điểm này:"Ở Nhật họ có văn hóa đi tàu điện hàng trăm năm rồi họ cũng luôn dành 1 làn cho người cần đi gấp";

"Đúng vậy, thêm thói quen chỉ đứng 1 hàng ở thang cuốn là đẹp, để ai có nhu cầu đi nhanh hơn họ còn có lối đi";

Nhìn cảnh tàu điện Cát Linh - Hà Đông đông đúc như ở Nhật, cộng đồng mạng chỉ ra điều cần thay đổi để thực sự chuẩn xịn - Ảnh 2.

Thang máy dành cho người khuyết tật nhưng người khỏe mạnh bình thường lại chiếm dụng


Một vấn đề được cư dân mạng đưa ra bàn luận đó chính là việc người bình thường, khoẻ mạnh sử dụng thang dành cho người khuyết tật mặc dù đã có biển ghi chú. Có nhiều người không đồng tình với việc những người bình thường đi lên xuống không sử dụng thang bộ hoặc thang cuốn mà lại dùng thang máy dành riêng cho người khuyết tật.

Tuy nhiên, cũng có người lại cho rằng nên thay đổi biển báo "Thang máy dành cho người khuyết tật" thành thang ưu tiên cho cả người già, bà bầu, trẻ em... Bởi như vậy mới tận dụng được hết các cơ sở vật chất đã đầu tư xây dựng, không bị bỏ phí vì không có quá nhiều người khuyết tật sử dụng phương tiện này hiện nay.

Nhìn cảnh tàu điện Cát Linh - Hà Đông đông đúc như ở Nhật, cộng đồng mạng chỉ ra điều cần thay đổi để thực sự chuẩn xịn - Ảnh 3.

Hình ảnh ga tàu điện đông đúc giờ đã dần trở nên quen thuộc với nhiều người dân sử dụng tuyến đường sắt trên cao này


Nhìn cảnh tàu điện Cát Linh - Hà Đông đông đúc như ở Nhật, cộng đồng mạng chỉ ra điều cần thay đổi để thực sự chuẩn xịn - Ảnh 4.

Hình ảnh ga tàu điện ngày càng đông đúc khi nhiều người đã sử dụng tuyến đường sắt trên cao này để đi lại


Có nhiều người chia sẻ lựa chọn đi tàu điện trên cao rất thuận tiện, tránh mưa nắng và cả tắc đường giờ cao điểm. Tuy nhiên, do mới chỉ có một tuyến cố định nên nhiều người muốn đi mà không được vì không tiện đường, nhà hoặc chỗ làm xa ga tàu.

Vì thế, một tài khoản facebook đã bày tỏ mong muốn các ga tàu điện tại Hà Nội nên có thêm các điểm giữ xe đạp như ở nước ngoài thì chắc chắn sẽ thu hút lượng không nhỏ khách đi tàu, lại giảm khí thải xe máy, giữ được vệ sinh môi trường.

Nhìn cảnh tàu điện Cát Linh - Hà Đông đông đúc như ở Nhật, cộng đồng mạng chỉ ra điều cần thay đổi để thực sự chuẩn xịn - Ảnh 5.

Điểm giữ xe đạp trên tàu điện


Những bình luận tích cực của cộng đồng mạng khi đã trải nghiệm tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông:

"Mô hình tàu điện cực hay. Nhưng quan trọng nhất là phải bao phủ được toàn thành phố. Đảm bảo sẽ giảm ách tắc và hiệu quả hơn rất nhiều";

"Em đi xe máy 15p mới đến ga Hà Đông, xong ra ga Cát Linh cũng đi bộ chắc cũng 500m ra chỗ làm mà vẫn còn nhanh hơn đứa bạn đi xe máy giờ tan tầm. Tắc đường nhiều quá sợ rồi, đi tài điện rất tiện";

"Nếu mà quy hoạch có tất cả các ga bao quanh Hà Nội thì đông như Nhật Bản luôn. Căn bản ít ga quá nên cũng hơi bất tiện";

"Mới sắm scooter và đi tàu điện, không muốn đụng đến xe máy";

"Mấy tháng rồi chưa đụng đến xăng! Cả nhà lên phố đi ăn cũng tàu điện xong đi bộ. Đi làm trưa về ăn cơm cũng tàu điện. Hai vợ chồng cuối tuần đi cà phê cũng tàu điện luôn";

"Có đông nữa em vẫn chọn tàu điện. Đi tàu vừa mát mẻ, sạch sẽ lại còn nhanh, dù phải đứng và hơi đông vẫn cảm thấy văn minh và sung sướng hơn gấp vạn lần đi xe máy chen chúc bị tắc đường còi xe khói bụi tiền đình luôn".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại