Cơn sốt đất ở quốc gia 22 triệu dân ngay trước thời điểm vỡ nợ: Người dân lũ lượt đầu cơ bất động sản chờ bán cho khách ngoại

Linh Anh |

Sri Lanka từng là lựa chọn phổ biến cho "ngôi nhà thứ 2" của người nước ngoài. Tuy nhiên, ngay cả khi họ bán tống bán tháo vì đại dịch, những ngôi nhà nhiều triệu USD xuất hiện khắp nơi ở quốc đảo Ấn Độ Dương.

Cơn sốt đất ở quốc gia 22 triệu dân ngay trước thời điểm vỡ nợ: Người dân lũ lượt đầu cơ bất động sản chờ bán cho khách ngoại  - Ảnh 1.

Biệt thự 6 phỏng ngủ với lối kiến trúc của Sri Lanka cổ điển nằm giữa một đồn điền chè rộng 8 mẫu anh trên đỉnh đồi gần thành phố Galle, bờ biển phía nam Sri Lanka. Căn biệt thự 2 tầng với diện tích 750m vuông có tên Pokkuluwa sở hữu tầm nhìn hướng ra Ấn Độ Dương. Người ta có thể mua riêng căn biệt thự này hoặc mua kèm với một ngôi nhà 2 phòng ngủ nằm bên bờ biển cách đó 5km với giá khoảng 3,9 triệu USD.

Vợ chồng Charlie và Tweenie Wrey sở hữu ngôi nhà đó. Theo gia chủ, công trình này là tác phẩm của kiến trúc sư người Sri Lanka Sunela Jayewardene. Nó có nhiều mặt thoáng và hòa mình vào môi trường nhiệt đới tự nhiên của hòn đảo Ấn Độ Dương. Tòa nhà được hoàn thành năm 2010 và nằm ở độ cao khoảng 300m so với mặt biển. Nó có nhiều đặc trưng của kiến trúc truyền thống Sri Lanka.

Cơn sốt đất ở quốc gia 22 triệu dân ngay trước thời điểm vỡ nợ: Người dân lũ lượt đầu cơ bất động sản chờ bán cho khách ngoại  - Ảnh 2.

Sau cuộc nội chiến kéo dài 26 năm kết thúc vào năm 2009, Sri Lanka bước vào một cuộc đại "lột xác" với những khoản đầu tư khổng lồ cho cơ sở hạ tầng mà chủ yếu ngân sách tới từ các khoản vay nước ngoài. Một trong số đó là tuyến đường cao tốc nối thủ đô Colombo với Galle ở phía nam. Quốc gia này cũng nổi lên như một điểm đến cho ngôi nhà thứ 2 của những người nước ngoài. Những thảm kịch như sóng thần năm 2004 hay đánh bom khủng bố lễ Phục sinh năm 2019 không đủ để ngăn cản điều này.

Theo các môi giới, hòn đảo này hấp dẫn nhờ khí hậu ấm áp quanh năm, những bãi biển tuyệt đẹp, những khu rừng kỳ thú, những cánh đồng lúa đẹp như tranh vẽ và một lượng lớn cư dân nói tiếng Anh.

Pranesh Paramanantha, một chuyên gia bất động sản, cho biết: "Sri Lanka có rất nhiều người thân thiện và hiếu khách. Có rất nhiều du khách thực sự bị thu hút bởi đất nước này và du lịch mà một yếu tố quan trọng với nền kinh tế, giúp thúc đẩy sự hấp dẫn của thị trường bất động sản nước này.

Cơn sốt đất ở quốc gia 22 triệu dân ngay trước thời điểm vỡ nợ: Người dân lũ lượt đầu cơ bất động sản chờ bán cho khách ngoại  - Ảnh 3.

Tuy nhiên, đại dịch bùng lên năm 2019, du lịch của Sri Lanka bị ảnh hưởng. Cùng với việc vắng khách du lịch, một số chủ nhà người nước ngoài ở Sri Lanka đã rao bán nhà vì họ không còn kiếm được thu nhập từ việc cho thuê. Dẫu vậy, điều này không làm giảm sức hút của thị trường. Thay vào đó, người dân địa phương tranh giành nhau để mua những bất động sản xa xỉ đó.

"Người dân địa phương lựa chọn vào đầu tư bất động sản như một hàng rào chống lạm phát và tránh sự mất giá của đồng rupee Sri Lanka. Người ta kỳ vọng rằng khi đại dịch kết thúc, họ có thể bán những bất động sản này cho các nhà đầu tư nước ngoài với giá nhiều triệu USD chứ không phải tình bằng đồng nội tệ", ông Robinson, một trong các nhà môi giới bất động sản ở Sri Lanka, cho biết.

Đã có một cơn sốt trong chính người dân Sri Lanka về những bất động sản giá trị cao ở cả thủ đô Colombo hay các khu vực ven biển như Galle. Trong khi nhà đầu tư nước ngoài biến mất hoàn toàn, thị trường được lấp đầy bởi nhu cầu nội địa.

Cơn sốt đất ở quốc gia 22 triệu dân ngay trước thời điểm vỡ nợ: Người dân lũ lượt đầu cơ bất động sản chờ bán cho khách ngoại  - Ảnh 5.

Suốt những năm đại dịch hoành hành, thị trường bất động sản Sri Lanka vẫn ổn định. Thậm chí, giá nhà trung bình ở quốc gia này còn tăng 20,7% trong quý đầu năm 2021 so với một năm trước đó. Sự không chắc chắn của đại dịch không thể ngăn người dân Sri Lanka đổ tiền vào bất động sản.

"Giá cả tăng ổn định thúc đẩy nhiều người Sri Lanka tiếp tục đổ tiền vào bất động sản. Họ đã thấy lợi nhuận tốt trong những năm qua khi giá bất động sản liên tục tăng. Chính vì thế, họ tiếp tục có động lực để đầu tư", ông Pranesh nói.

Theo nhà môi giới này, một ngôi nhà sang trọng ở Colombo có giá lên tới 500.000 USD, tương đương đâu đó 350 đến 650 USD cho một foot vuông (0,09m2). Những căn biệt thự cạnh bãi biển với 3-4 phòng ngủ có giá từ 1 triệu đến 5 triệu USD…. Những căn biệt thự không nằm sát biển nhưng có bể bơi thì giá mềm hơn với khoảng 270.000 USD.

Cơn sốt đất ở quốc gia 22 triệu dân ngay trước thời điểm vỡ nợ: Người dân lũ lượt đầu cơ bất động sản chờ bán cho khách ngoại  - Ảnh 6.

Trong cơn sốt đất, rất nhiều nhà đầu tư Sri Lanka kỳ vọng vào một sự hồi sinh sau khi du lịch trở lại. Nền kinh tế của quốc đảo dựa chủ yếu vào du lịch để thu ngoại tệ. Bên cạnh đó, gia công may mặc và xuất khẩu chè là những ngành sản xuất hiếm hoi khác. Ở chiều ngược lại, phần lớn hàng hóa của Sri Lanka phụ thuộc vào nước ngoài.

Điều này càng làm nổi bật lên tầm quan trọng của ngoại tệ đối với quốc đảo. Tuy nhiên, khi không kiếm được tiền từ du lịch cùng với những chính sách sai lầm khiến xuất khẩu chè giảm sút và từ một quốc gia tự cung gạo phải chuyển sang nhập khẩu tới hơn 600 triệu USD, Sri Lanka đã chính thức vỡ nợ nước ngoài khi dành 2 tỷ USD ít ỏi còn lại cho mua lương thực, thuốc men và năng lượng.

Tuy nhiên, đó chưa phải điều tồi tệ nhất. Khi du lịch manh nha phục hồi, Sri Lanka phải đối mặt với thách thức lớn hơn từ các cuộc biểu tình yêu cầu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức. Đắc cử năm 2019, ông Rajapaksa bị đổ lỗi cho hàng loạt quyết sách sai lầm, từ giảm thuế giữa đại dịch làm ảnh hưởng tới nguồn ngân sách tới việc bất ngờ ban hành lệnh cấm sử dụng phân bón hóa học khiến nông nghiệp tổn hại nặng nề.

Cơn sốt đất ở quốc gia 22 triệu dân ngay trước thời điểm vỡ nợ: Người dân lũ lượt đầu cơ bất động sản chờ bán cho khách ngoại  - Ảnh 8.

Những vấn đề ở Sri Lanka có từ trước khi ông Rajapaksa trở thành Tổng thống. Tuy nhiên, người dân đang cảm thấy rất không hài lòng với những gì mà Chính phủ nước này thực hiện. Trong khi đó, Sri Lanka không có quy định phế truất tổng thống. Điều đó đồng nghĩa chế độ chỉ có thể thay đổi nếu nhà lãnh đạo tình nguyện từ chức.

Tuy nhiên, điều này có vẻ không sớm xảy ra. Chính quyền Tổng thống Rajapaksa vẫn lên tiếng bảo vệ các quyết sách của mình bất chấp hàng trăm cuộc biểu tình phản đối nổ ra ở thủ đô và các thành phố lớn khác. Dù phần lớn các cuộc biểu tình vẫn diễn ra trong hòa bình nhưng người ta lo ngại chúng có thể trở thành bạo động, nhất là khi cuộc sống người dân bị dồn tới mức khốn cùng chưa từng có.

Siêu thị trống trơn, xếp hàng cả ngày để mua nhiên liệu hay ốm không thuốc chữa, bệnh viện đóng cửa vì mất điện… đang đẩy cuộc sống của người dân nước này vào bế tắc chưa tìm ra lối thoát.

Tham khảo: New York Times

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại