Cầu rễ cây hàng trăm năm tuổi, kiệt tác tự nhiên hiếm có khó tìm

Hoàng Dung |

Những cây cầu đan bằng rễ cây ở Meghalya, Ấn Độ treo lơ lửng qua sông tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp thu hút khách du lịch đến tham quan.

Khi nói đến những cây cầu bắc qua sông, người ta thường nghĩ đến hình ảnh cầu làm bằng sắt chắc chắn nhưng ở bang Meghalya, Ấn Độ tồn tại những cây cầu từ rễ cây, con người có thể đi lại được.

Cầu rễ cây hàng trăm năm tuổi, kiệt tác tự nhiên hiếm có khó tìm - Ảnh 1.
Cầu rễ cây hàng trăm năm tuổi, kiệt tác tự nhiên hiếm có khó tìm - Ảnh 2.

Cầu rễ cây hàng trăm năm tuổi có sức chứa hàng chục người


Cầu rễ cây bắc qua sông ở bang Meghalaya, Ấn Độ thu hút ngày càng nhiều khách du lịch có vẻ ngoài cổ kính, ngoạn mục.

Theo bộ trưởng văn hóa Conrad K Sangma, những cây cầu độc nhất vô nhị này đã được đưa vào danh sách các Di sản thế giới UNESCO.

Những gốc cây khổng lồ phát triển lan rộng kết thành cầu có thể đi lại được tạo ra khung cảnh cổ kính, đẹp mắt trên các con sông, con suối.

Các cây cầu sống được làm từ rễ của cây Ficusastica, một giống cây đa búp đỏ, có rễ phụ mọc trên mặt đất. Rễ cây ngày một phát triển, tăng cường theo thời gian, có cây hàng trăm năm tuổi sở hữu bộ rễ dài kết thành cầu chắc chắn. Một số cây cầu có thể chứa tới 50 người qua lại một lúc và tồn tại hơn 150 năm.

Cầu rễ cây hàng trăm năm tuổi, kiệt tác tự nhiên hiếm có khó tìm - Ảnh 4.

Cầu xuất hiện nhiều ở khu vực phía nam Meghalaya. Sở dĩ bang Meghalaya có nhiều cầu rễ cây vì trong khu vực có vùng sinh thái rừng lá rộng ẩm cận nhiệt đới rậm rạp, cũng là một trong những khu vực ẩm ướt nhất hành tinh. Những hệ sinh thái này đã hoạt động trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhiều thế kỷ.

Không ai biết chính xác nguồn gốc về truyền thống tạo ra cầu rễ cây nhưng hồ sơ sớm nhất về sự tồn tại của những cây cầu này xuất hiện trong tạp chí của hiệp hội châu Á Bengal vào năm 1844.

Một trong những cây cầu dài nhất là cầu nối ngôi làng Rangthylliang và Mawkyrnot, dài hơn 50 mét.

Gây ấn tượng với du khách nhiều nhất là một số cây cầu rễ kép, trong đó cầu hai tầng Nongriat là cầu nổi tiếng nhất. Tọa lạc tại East Khasi, cây cầu độc đáo hình thành từ rễ cây phân thành nhiều tầng.

Người dân địa phương cho biết có hẳn một câu chuyện sử thi kể về sự ra đời của cây cầu hai tầng Nongriat. Đi từ điểm cao nhất của thung lũng gần làng Tyrna, sau đó leo xuống khoảng 3.000 bậc thang, trải qua nhiều khung cảnh thiên nhiên đẹp, khách du lịch sẽ đến cầu rễ cây hai tầng.

Theo UNESCO, cộng đồng bản địa, những người nông dân, thợ săn tiếp tục sử dụng và nuôi dưỡng, bảo vệ công trình kiến ​​trúc này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại