Cập nhật lúc

Thực tập sinh Việt bị tấn công "hung hãn và tàn bạo", gãy xương sườn

Tình hình trên thế giới 24 giờ qua tiếp tục có các diễn biến căng thẳng.

Thực tập sinh Việt bị tấn công "hung hãn và tàn bạo", gãy xương sườn
14
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Khủng hoảng Ukraine: Thông điệp của Trung Quốc dành cho mọi bên

    Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 26-1 điện đàm với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken về căng thẳng Nga-Ukraine.

    "Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên bình tĩnh, không làm những việc khiến căng thẳng gia tăng và thổi phồng khủng hoảng" – ông Wang nói với ông Blinken, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.

    Nga thời gian qua yêu cầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) rút binh sĩ, khí tài khỏi Đông Âu cũng như không cho phép Ukraine gia nhập liên minh quân sự này.

    Mỹ và các đồng minh NATO bác bỏ 2 yêu cầu nêu trên của Nga nhưng khẳng định sẵn sàng đàm phán về những chủ đề khác, như kiểm soát vũ khí và các biện pháp xây dựng lòng tin.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga vẫn thấy cơ hội đối thoại về an ninh với Mỹ

    Thực tập sinh Việt bị tấn công hung hãn và tàn bạo, gãy xương sườn - Ảnh 1.

    Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov. Ảnh: AFP/TTXVN


    Ông Peskov mô tả căng thẳng hiện nay tại châu Âu gợi nhớ đến Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên sẽ cần thời gian để Moskva đánh giá câu trả lời của Mỹ đối với các yêu cầu sâu rộng về an ninh. Ông nhấn mạnh cả hai bên đều mong muốn tiếp tục đối thoại, cho dù các đánh giá của Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về các yêu cầu chính của Nga về an ninh là không thể chấp nhận được và không đem lại nhiều lạc quan.

    Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cùng ngày tuyên bố phản hồi của Mỹ đối với các yêu cầu an ninh của Moskva mang lại hy vọng để bắt đầu các cuộc đối thoại nghiêm túc, song chỉ liên quan đến các vấn đề thứ yếu, không phải vấn đề căn bản.

    Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ quyết định các bước đi tiếp theo của Moskva sau khi Mỹ và NATO đã trao cho Nga văn bản phản hồi về các đề xuất đảm bảo an ninh hôm 26/1.

    Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, Dmitry Medvedev cùng ngày tuyên bố Nga và Mỹ cần can dự ngoại giao để giải quyết bế tắc liên quan đến vấn đề Ukraine và "không nên gia tăng căng thẳng để kiếm điểm chính trị". Ông nhấn mạnh con đường quan trọng nhất và duy nhất là một thỏa thuận thực sự về các bảo đảm an ninh thông qua các biện pháp ngoại giao chính trị, đàm phán, theo nguyên tắc không chia cắt an ninh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan đặt mục tiêu tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu vào cuối năm nay

    Bộ Y tế Thái Lan có kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu vào cuối năm nay dựa trên các tiêu chí riêng, ngay cả khi chưa có xác nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

    Thực tập sinh Việt bị tấn công hung hãn và tàn bạo, gãy xương sườn - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Băng Cốc, Thái Lan ngày 24/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

    Truyền thông sở tại cho biết Thư ký thường trực Bộ Y tế Thái Lan Kiattiphum Wongrajit đã thông báo kế hoạch này sau cuộc họp của Ủy ban quốc gia về các bệnh truyền nhiễm ngày 27/1. Theo Tiến sĩ Kiattiphum, ủy ban trên đã lên kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu trước cuối năm nay dựa trên các tiêu chí có thể chấp nhận được về mặt học thuật bao gồm không quá 10.000 ca mắc mới mỗi ngày, tỷ lệ tử vong không vượt quá 0,1% và hơn 80% số người có nguy cơ mắc bệnh đã được tiêm hai liều vaccine.

    Ông Kiattiphum cho hay quan điểm của Bộ Y tế Thái Lan là COVID-19 đã lây lan trong hơn 2 năm và các xu hướng cho thấy căn bệnh này đã được kiểm soát và hiện không quá nghiêm trọng. Về nguyên tắc, căn bệnh trên có thể lây lan, nhưng không nghiêm trọng. Tỷ lệ tử vong có thể chấp nhận được và dịch bệnh có thể bùng phát theo từng đợt, song điều quan trọng là người dân phải được miễn dịch hoàn toàn, phải được tiêm chủng đầy đủ và hệ thống y tế hoạt động hiệu quả. Sau khi các tiêu chí này được đáp ứng trong một thời gian, COVID-19 có thể được công bố là bệnh đặc hữu ở Thái Lan.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc ra tín hiệu sẵn sàng cải thiện quan hệ với Australia

    Đại sứ mới của Trung Quốc tại Australia thừa nhận quan hệ giữa hai nước đang ở thời điểm quan trọng và ông sẵn sàng góp phần làm tan băng mối quan hệ song phương.

    Trong một tuyên bố bằng văn bản cung cấp cho truyền thông địa phương, ông Tiếu Thiên (Xiao Qian), Đại sứ mới của Trung Quốc tại Australia, đã thể hiện giọng điệu hòa giải, đồng thời kêu gọi hai chính phủ cùng nhau hợp tác để đưa mối quan hệ song phương trở lại đúng quỹ đạo.

    Trước đó, Australia đã chấp thuận đề nghị của Trung Quốc về việc cử ông Tiếu Thiên đảm nhiệm chức vụ Đại sứ thay ông Thành Cạnh Nghiệp (Cheng Jingye) hết nhiệm kỳ công tác. Tân Đại sứ Tiếu Thiên vừa đến Australia vào hôm qua (26/1).

    Ngay sau khi vừa đặt chân đến Australia, tân Đại sứ Trung Quốc cho biết ông có một sứ mệnh cao cả và quan trọng hơn là một trách nhiệm lớn lao trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa hai nước đang đóng băng và căng thẳng gia tăng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ cảnh báo Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ không có tiến triển nếu Nga tấn công Ukraine

    Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Dòng chảy phương Bắc 2, dự án đường ống dẫn khí đốt dưới biển từ Nga sang Đức, sẽ không có tiến triển nếu Nga tấn công Ukraine.

    Khi căng thẳng gia tăng về việc Nga xây dựng lực lượng quân đội ở biên giới với Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hôm 26/1 cho biết, chính quyền Tổng thống Biden đang thảo luận với Đức để đảm bảo nước này có thể chịu được tổn thất liên quan đến đường ống dẫn khí.

    "Tôi muốn nói rõ rằng nếu Nga tấn công Ukraine bằng bất kỳ cách nào, Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ không đạt được tiến triển. Tôi sẽ không nói chi tiết cụ thể về vấn đề này. Chúng tôi sẽ làm việc với Đức để đảm bảo dự án không thể tiến triển", ông Price nói.

    Emily Haber, đại sứ Đức tại Mỹ, ủng hộ lập trường trên trong bình luận đưa ra ngày 27/1. "Mỹ và Đức đã cùng tuyên bố vào năm 2021 rằng nếu Nga sử dụng năng lượng làm vũ khí hoặc có hành vi vi phạm chủ quyền của Ukraine, Moscow sẽ phải trả giá rất đắt", bà Haber viết trên Twitter.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nord Stream 2 thành lập công ty con để đẩy nhanh thủ tục vận hành ở Đức

    Theo thông báo ngày 26/1, Công ty Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2, trụ sở tại Thuỵ Sĩ) đã chính thức tuyên bố thành lập công ty con có tên gọi Gas for Europe GmbH - công ty sẽ là chủ sở hữu và điều hành phần đường ống trên đất Đức.

    Đây là quy trình thủ tục được thực hiện theo yêu cầu của Cơ quan Mạng lưới liên bang Đức (BNetzA) nhằm giúp dự án đường ống nhanh chóng đi vào vận hành.

    Thực tập sinh Việt bị tấn công hung hãn và tàn bạo, gãy xương sườn - Ảnh 1.

    Hệ thống đường ống dẫn khí đốt của dự án Dòng chảy phương Bắc 2 tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga điều tàu chiến tập trận ở Biển Đen giữa lúc căng thẳng với NATO

    Hạm đội hơn 20 tàu chiến và tàu hỗ trợ Nga đã lên đường tới Biển Đen tập trận giữa lúc căng thẳng với NATO gia tăng ở Đông Âu.

    Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/1 xác nhận lực lượng đặc nhiệm gồm khinh hạm, tàu tên lửa, tàu quét ngư lôi và tàu đổ bộ tấn công đã rời cảng Sevastopol và Novorossiysk ở bờ biển phía Nam của Nga.

    Các tàu kể trên sẽ diễn tập phối hợp, đáp trả các cuộc tấn công từ trên không cùng nhiều kỹ năng chiến đấu khác.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mạng internet Triều Tiên sập sau vụ phóng tên lửa, nghi bị tấn công

    Mạng internet của Triều Tiên có vẻ vừa bị sập trong đợt sự cố kéo dài nhiều tuần, có thể do bị tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS), các nhà nghiên cứu cho biết ngày 26/1.

    Thực tập sinh Việt bị tấn công hung hãn và tàn bạo, gãy xương sườn - Ảnh 1.

    Quốc kỳ Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)


    Đợt sập mạng mới nhất xảy ra trong khoảng 6 giờ đồng hồ sáng 26/1, một ngày sau khi Triều Tiên thực hiện vụ phóng tên lửa lần thứ 5 kể từ đầu năm nay, theo Tiền phong.

    Junade Ali, nhà nghiên cứu về an ninh mạng ở Anh đang dõi mạng internet và các máy chủ email của Triều Tiên, nói rằng vào đỉnh điểm của vụ tấn công, tất cả lưu lượng ra vào Triều Tiên đều dừng.

    "Khi ai đó cố kết nối với một địa chỉ IP ở Triều Tiên, internet không thể định tuyến dữ liệu vào quốc gia này", ông Ali nói với Reuters.

    Vài giờ sau, các máy chủ xử lý email đã có thể truy cập được, nhưng một số máy chủ web của những cơ quan và tổ chức như hãng hàng không Air Koryo, Bộ Ngoại giao Triều Tiên, và Naenara – cổng thông tin chính thức của chính phủ Triều Tiên, tiếp tục trục trặc.

    Internet bị hạn chế tiếp cận ở Triều Tiên. Không biết có bao nhiêu người ở quốc gia này có thể vào trực tiếp mạng internet toàn cầu, nhưng các chuyên gia cho rằng chỉ 1% trong tổng dân số 25 triệu người.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Thiên Tân kiểm soát thành công ổ dịch Omicron trong 18 ngày

     Cơ quan y tế Thiên Tân cho biết thành phố này "đã giành chiến thắng" trước biến thể Omicron chỉ trong vòng 18 ngày sau khi phát hiện ca bệnh đầu tiên trong cộng đồng.

    Thực tập sinh Việt bị tấn công hung hãn và tàn bạo, gãy xương sườn - Ảnh 1.

    Người dân Thiên Tân xếp hàng chờ xét nghiệm ngày 9/1. Ảnh: Global Times

    Phát biểu ngày 26/1, Zhang Ying - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Thiên Tân cho biết tất cả các ca bệnh mới ở thành phố này đều là những trường hợp được cách ly tập trung từ trước. Do đó, virus "đã không còn nguy cơ lây lan trong cộng đồng kể từ ngày 21/1".

    Có thể khẳng định rằng Thiên Tân đã giành chiến thắng hoàn toàn trước biến thể Omicron, bà Zhang nói. Trước đó, thành phố này phát hiện ca nhiễm Omicron trong cộng đồng đầu tiên từ ngày 8/1, và lập tức tiến hành các đợt xét nghiệm sàng lọc quy mô lớn để bóc tách ca bệnh.

    Theo bà Zhang, sẽ không khôn ngoan khi coi biến thể Omicron như một dạng virus cúm. Vì kết quả theo dõi biểu hiện lâm sàng của các ca bệnh ở Thiên Tân cho thấy 42% số bệnh nhân nhiễm Omicron đã bị viêm phổi. Con số này cao hơn so với tỷ lệ viêm phổi ở bệnh nhân cúm.

    Bà Zhang ước tính thành phố có thể sẽ dần dỡ bỏ các lệnh hạn chế nghiêm ngặt từ ngày 31/1, và người dân có thể an tâm đón Tết Nguyên đán.

    Mặc dù nguồn lây Omicron ở Thiên Tân vẫn chưa được xác định, nhưng bà Zhang cho biết chính quyền đã có một số manh mối và đã thực hiện các biện pháp kiểm soát liên quan.

    Cũng trong ngày 26/1, thành phố Khorgas (khu tự trị Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc) cho biết hai ca mắc COVID-19 không triệu chứng được phát hiện hôm 23/1 ở thành phố này đã được xác định nhiễm biến thể Omicron.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ đã chia sẻ 400 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 trên toàn cầu

    Điều phối viên ứng phó với Covid-19 của Nhà Trắng, ông Jeff Zient, đã công bố cột mốc quan trọng này tại cuộc họp báo ngày 26/1 (theo giờ Mỹ), nói rằng 400 triệu liều vaccine đã được Mỹ gửi đến 112 quốc gia và vùng lãnh thổ là miễn phí và không có bất kỳ ràng buộc nào.

    Thực tập sinh Việt bị tấn công hung hãn và tàn bạo, gãy xương sườn - Ảnh 1.

    Điều phối viên ứng phó với Covid-19 của Nhà Trắng Jeff Zient. Ảnh: Getty

    Theo VOV, một quan chức Nhà Trắng cho biết, Mỹ đã gửi khoảng 3 triệu 200.000 liều vaccine của liên doanh Pfizer/BioNTech tới Bangladesh và 4,7 triệu liều cho Pakistan trong tuần này, nâng tổng số liều được chia sẻ cho đến nay lên 400 triệu. Vaccine đang được Mỹ chia sẻ thông qua COVAX, sáng kiến ​​được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bảo trợ để tiêm chủng cho người dân các nước có thu nhập thấp hơn. Hầu hết lượng vaccine được Mỹ chia sẻ với thế giới thông qua COVAX, nhưng Chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng phân bổ một số lượng nhất định cho các nước cụ thể theo cơ chế song phương. Đáng chú ý, theo quan chức Nhà Trắng, tổng cộng 47,4 triệu liều vaccine đã được Mỹ chia sẻ với Pakistan cho đến nay, mức lớn nhất dành cho một quốc gia.

    Các chuyên gia y tế cho biết, việc tiêm phòng cho người dân toàn cầu là cần thiết để loại bỏ virus SARS-CoV-2, qua đó ngăn chặn các biến thể mới. Trong khi các nước giàu như Mỹ có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn, các nước thu nhập thấp và trung bình đã bị tụt lại phía sau trong chiến dịch tiêm chủng toàn cầu./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Triều Tiên tiếp tục phóng quả đạn ra vùng biển phía Đông

    Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn thông báo từ Hội đồng tham mưu trưởng liên quân nước này cho biết, sáng 27/1, Triều Tiên đã phóng ít nhất một quả đạn chưa xác định chủng loại ra phía Biển Nhật Bản (biển Đông Bán đảo Triều Tiên).

    Theo Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, đây dường như là vụ thử tên lửa thứ 6 do Triều Tiên thực hiện trong vòng 1 tháng qua. Trước đó, Bình Nhưỡng đã tiến hành 5 vụ phóng tên lửa, bao gồm cả tên lửa hành trình dẫn đường chiến thuật, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu hỏa và tên lửa siêu vượt âm.

    Báo Tin tức đưa tin, nhà chức trách Nhật Bản cũng xác nhận Triều Tiên đã phóng ít nhất một quả đạn chưa xác định chủng loại vào sáng 27/1.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thực tập sinh Việt Nam ở Nhật Bản bị đá gãy xương sườn: Bộ trưởng Nhật lệnh điều tra khẩn

    Ngày 25/1 vừa qua, Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản đã ra lệnh cho cơ quan nhập cư điều tra vụ việc bạo hành tại nơi làm việc liên quan tới một thực tập sinh Việt Nam trong nỗ lực chấn chỉnh lại công tác giám sát các chương trình đào tạo nghề của chính phủ vốn đã hoạt động trong nhiều thập kỉ qua.

    Một đoạn video công bố hồi đầu tháng trong đó một nam giới Việt Nam tại một công ty xây dựng bị đồng nghiệp đấm, đá và đánh bằng gậy đã gây ra sự phẫn nộ của công chúng. Sang làm việc tại Nhật Bản từ năm 2019 theo diện thực tập sinh, nạn nhân đã quyết định công khai về những trận trận bạo hành mình phải chịu đựng trong suốt gần 2 năm qua và cho biết anh không muốn các thực tập sinh đồng hương đang ở Nhật cũng phải trải qua điều tương tự.

    Yêu cầu điều tra khẩn cấp

    Bộ trưởng Tư pháp Nhật Yoshihisa Furukawa cho biết ông đã chỉ thị cho cơ quan nhập cư "nhanh chóng giải quyết" vụ việc.

    "Những vi phạm nhân quyền đối với các thực tập sinh nước ngoài nước ngoài, như việc lạm dụng bạo lực, là điều hoàn toàn không thể tha thứ được," Bộ trưởng Furukawa tuyên bố.

    Người đàn ông Việt Nam mô tả các vụ tấn công mình là "quá hung hãn và tàn bạo" tại một cuộc họp báo trực tuyến ngày 25/1. Danh tính của thực tập sinh Việt Nam không được công bố trong buổi họp báo. Tại đây, anh ta nói chuyện thông qua một phiên dịch viên cùng với Mitsugu Muto, chủ tịch của liên đoàn lao động hiện đang giúp đỡ anh.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Thực tập sinh Việt Nam ở Nhật Bản bị đá gãy xương sườn: Bộ trưởng Nhật lệnh điều tra khẩnsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ gửi thư đáp trả yêu cầu của Nga

    Mỹ đã đưa ra đáp trả với Nga liên quan đến một loạt các yêu cầu an ninh của Moscow đối với Ukraine và NATO trong bối cảnh lo ngại quân đội của Tổng thống Putin có thể xâm lược nước này.

    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết "quả bóng đang ở trong sân của Nga", và nói thêm: "Chúng tôi đã sẵn sàng".

    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định, Mỹ không nhượng bộ trước yêu cầu chính của Moscow rằng Ukraine không được gia nhập NATO.

    "Chúng tôi đã nói rõ rằng có những nguyên tắc cốt lõi mà chúng tôi cam kết duy trì và bảo vệ, bao gồm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine cũng như quyền của các quốc gia được lựa chọn các thỏa thuận và liên minh an ninh của riêng họ," Blinken nói.

    Trong khi đó, Ngoại trưởng Ukraine cho biết việc Moscow tăng cường binh lính gần biên giới là "không đủ cho một cuộc tấn công quy mô toàn diện", một ngày sau khi tổng thống Ukraine kêu gọi bình tĩnh trước cuộc khủng hoảng.

    Washington và các đồng minh cảnh báo Điện Kremlin có thể đang chuẩn bị sẵn sàng một cuộc tấn công sắp xảy ra, nhưng Moscow đã nhiều lần tuyên bố không có kế hoạch tấn công nước láng giềng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga, Ukraine nhất trí duy trì ngừng bắn

    Phái đoàn của Moskva và Kiev nhất trí hai bên cần tuân thủ lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine sau 8 giờ thảo luận tại Pháp.

    "Bất chấp tất cả những khác biệt trong cách diễn giải, chúng tôi nhất trí rằng lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine phải được tất cả các bên duy trì theo đúng thỏa thuận", Phó thủ tướng Nga Dmitry Kozak cho biết sau cuộc họp với Cố vấn tổng thống Ukraine Andriy Yermak tại thủ đô Paris của Pháp hôm qua, VNexpress đưa tin.

    Tuyên bố chung sau sự kiện cho biết hai bên "tôn trọng vô điều kiện lệnh ngừng bắn" và sẽ tiếp tục nhóm họp tại Berlin sau hai tuần nữa. "Ủng hộ lệnh ngừng bắn lâu dài là điều vô cùng quan trọng", Cố vấn tổng thống Ukraine Andriy Yermak nói và cho biết các cuộc đàm phán "không dễ dàng".

     - Ảnh 1.

    Phó thủ tướng Kozak (trái) và cố vấn Yermak họp báo sau cuộc gặp ở Paris, Pháp, ngày 26/1. Ảnh: AFP

    Thông báo về vòng đàm phán mới tại Berlin, Phó thủ tướng Kozak hy vọng "quá trình này sẽ có kết quả sau hai tuần nữa". 

    Cố vấn Yermak thêm rằng tuyên bố chung đạt được trong cuộc đàm phán tại Paris là "tài liệu ý nghĩa đầu tiên" mà hai bên nhất trí kể từ tháng 12/2019, khi Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky gặp nhau tại Paris.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại