Cập nhật lúc

Làm láng giềng Việt Nam phật ý, dự án 6 tỷ USD của TQ đang "chạy bon bon" bị kẹt lại

Tình hình thế giới ngày 17/1 có nhiều diễn biến đáng chú ý.

Làm láng giềng Việt Nam phật ý, dự án 6 tỷ USD của TQ đang "chạy bon bon" bị kẹt lại
17
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Đường sắt xuyên Á của Trung Quốc bị đình trệ ở Thái Lan

    Kế hoạch của Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt xuyên Á chạy qua bán đảo Trung Ấn (Đông Dương) đang gặp phải trở ngại lớn, khi phần dự án tại Thái Lan bị ách lại do khác biệt về ưu tiên, lợi ích giữa hai nước.

    Một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh đối với khu vực đã được hiện thực hóa trong tháng 12 vừa qua, khi tuyết đường sắt cao tốc Lào-Trung Quốc chính thức đi vào vận hành. Dự án có trị giá 6 tỉ USD này nằm trong tổng thể sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và do Trung Quốc tài trợ, đóng góp hơn 70% vốn. Mọi khâu từ thiết kế, tới xây dựng, hệ thống tín hiệu, kinh nghiệm quản lý vận hành đều do phía Trung Quốc đảm nhận.

    Tuyến đường sắt xuyên Á được công bố lần đầu tiên vào năm 2010 và bắt đầu thành hình rõ nét vào năm 2013 khi Bắc Kinh công bố kế hoạch kết nối đường sắt giữa Côn Minh, tỉnh Vân Nam với Singapore. Phần dự án xây dựng tại Lào chính bắt đầu được triển khai từ năm 2016.

    Trung Quốc từ lâu muốn hướng đến mục tiêu đi đầu trong xây dựng mạng lưới đường sắt tại Đông Nam Á. Mục đích chính của Bắc Kinh là tạo ra một tuyến đường vận tải trên đất liền có thể thay thế cho các tuyến vận tải biển đi qua Biển Đông và eo biển Malacca. Để chiến lược này có hiệu quả, Trung Quốc cần Thái Lan hợp tác vì từ Thái Lan mới vươn được tới Malaysia và Singapore.

    Một số chuyên gia tại Thái Lan đang kêu gọi chính phủ nước này hành động nhanh hơn để kết nối Thái Lan với Lào bằng một tuyến đường sắt cao tốc. Tuy nhiên, chính quyền dường như tỏ ra chưa thực sự mặn mà.

    Thực chất, Trung Quốc muốn xây dựng tuyến đường sắt dài 608 km, nối Bangkok với tỉnh đông bắc Nong Khai và vươn sang thủ đô Viêng Chăn của Lào. Tuyến đường được thiết kế để tàu chở hàng, chở khách có thể chạy với tốc độ tối đa là 180 km/giờ. Để hoàn tất mục tiêu này, Bắc Kinh đã đạt được một thỏa thuận với Bangkok vào năm 2015. Chính phủ Thái Lan vào thời điểm đó cũng tỏ ra rất quan tâm đến dự án.

    Làm láng giềng Việt Nam phật ý, dự án 6 tỷ USD của TQ đang chạy bon bon bị kẹt lại - Ảnh 1.

    Lào khánh thành tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên.. Ảnh: Nikkei

    Theo kế hoạch ban đầu, Trung Quốc cam kết cung cấp vốn cho một liên doanh Trung Quốc - Thái Lan mới thành lập để hoàn thành tuyến đường vào năm 2020, trước cả thời điểm tuyến Trung Quốc – Lào đi vào vận hành. Tuy nhiên vào thời điểm bắt đầu xây dựng năm 2017, đã xuất hiện những thay đổi mạnh mẽ trong kế hoạch và tính toán của Thái Lan đối với dự án.

    Bangkok cảm thấy rằng cần phải cẩn trọng trước tầm nhìn của Bắc Kinh. 

    Đó là bởi Thái Lan nhận thấy có những yêu cầu vô lý từ từ Trung Quốc, bao gồm các điều khoản cho vay và yêu cầu sử dụng vật liệu và công nhân Trung Quốc trong quá trình xây dựng dự án. Bắc Kinh cũng muốn có quyền phát triển các khu vực dọc theo tuyến đường sắt.

    Những yêu cầu đó khiến Thái Lan phật ý và dự án đã bị cắt giảm khoảng 60% quy mô, rút gọn thành tuyến đường sắt dài 253 km nối Bangkok và tỉnh Nakhon Ratchasima. Thiết kế cũng được thay đổi, chuyển thành tuyến đường sắt chỉ chở khách, với tốc độ tối đa là 250 km/giờ.

    Kế hoạch thành lập liên doanh Trung Quốc - Thái Lan cũng bị đổ vỡ, bởi Thái Lan quyết định sẽ chịu hoàn toàn tổng chi phí xây dựng là 170 tỷ baht (5 tỷ USD). Những thay đổi đó đã giảm vai trò của Trung Quốc trong dự án. Theo bản kế hoạch mới, Thái Lan sẽ tự bỏ vốn, xây dựng và vận hành dự án, Trung Quốc chỉ là bên cung cấp thiết kế, hệ thống đối với các dịch vụ đường sắt cao tốc.

    Kể từ đó, dự án đã được triển khai với tốc độ rất chậm. Bốn năm sau khi động thổ (năm 2017), mới chỉ có 4% khối lượng công việc của dự án đường sắt cao tốc Bangkok-Nakhon Ratchasima được hoàn thành. Chính phủ Thái Lan sẽ tiếp tục xem xét mở rộng tuyến đường tới Nong Khai trong giai đoạn hai của dự án. Thiết kế dự án giai đoạn hai coi như đã xong, điểm nghẽn lớn nhất là khâu gọi vốn.

    Thái Lan không chắc chắn về việc mở rộng tuyến đường sắt cao tốc tới biên giới Lào thông qua một dự án về cơ bản là dưới quyền điều hành của Bắc Kinh, đồng thời yêu cầu Thái Lan phải trả tiền lắp đặt hệ thống của Trung Quốc cùng với các chi phí khác.

    Thêm nữa, Thái Lan hiện có một tuyến đường sắt nối với Lào, đó là tuyến Hành lang Đông Bắc nối giữa Bankok với tỉnh Nong Khai. Đoạn mở rộng 3,5 km nối Nong Khai và Thanaleng, chỉ cách Vietiane 20km, đã hoàn thành xây dựng từ tháng 3/2019 và hoạt động vận tải hàng hóa được khởi động từ năm 2019.

    Đường sắt không phải là loại hình vận tải công cộng chủ lực ở Thái Lan, chỉ chiếm 20% lưu lượng chuyên chở hành khách và 2% lượng hàng hóa vận chuyển. Thái Lan cũng không thực sự cần tuyến đường sắt cao tốc nối giữa Nakhon Ratchasima và Nong Khai, khi lượng hành khách quá cảnh qua đây không nhiều. Nhưng Nakhon Ratchasima-Nong Khai lại là mắt xích không thể thiếu trong BRI của Trung Quốc.

    Ở thời điểm hiện tại, Bắc Kinh cần tới sự hợp tác của Thái Lan để hiện thực hóa BRI, nhưng Bangkok cũng không quá phải vội vã chạy theo.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Campuchia thảo luận với lãnh đạo ASEAN về các vấn đề khu vực

    Ngày 17/1, tại thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen có cuộc gặp Tổng Thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Lim Jock Hoi và thảo luận về các vấn đề khu vực.

    Theo ông Kao Kim Hourn - quan chức cấp cao Campuchia,  nội dung chính của cuộc thảo luận trên tập trung vào Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và tình hình chính trị tại Myanmar. Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về cách thức thúc đẩy kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 sau khi RCEP được 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương ký kết có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

    Ông Tập Cận Bình cảnh báo: Thế giới sẽ lãnh hậu quả thảm khốc nếu lịch sử đối đầu lặp lại - Ảnh 1.

    Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen phát biểu tại cuộc họp báo ở Phnom Penh. Ảnh: TTXVN

    Tổng Thư ký Lim Jock Hoi đã cam kết hợp tác chặt chẽ với Campuchia - Chủ tịch ASEAN năm 2022 - và các quốc gia thành viên khác để thực hiện RCEP một cách hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển trong ASEAN. Ông cũng cam kết hợp tác chặt chẽ với các đối tác đối thoại của ASEAN, đặc biệt là với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

    Về vấn đề Myanmar, Thủ tướng Hun Sen đã thông báo cho Tổng Thư ký Lim Jock Hoi về chuyến công du Myanmar gần đây của ông. Nhà lãnh đạo Campuchia cho hay chuyến đi thúc đẩy lệnh ngừng bắn, hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar khó khăn và mở đường cho Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN về Myanmar tiếp cận tất cả các bên liên quan.

    Tổng Thư ký ASEAN đang có chuyến thăm chính thức Campuchia từ ngày 15-19/1, trong đó ông dự kiến sẽ gặp một số quan chức cấp cao trong chính phủ nước sở tại và tham dự Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN tại tỉnh duyên hải Preah Sihanouk.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Tập cảnh báo đối đầu toàn cầu dẫn đến hậu quả thảm khốc

    Cảnh báo này được Chủ tịch Trung Quốc đưa ra trong bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos trực tuyến vào hôm nay 17/1.

    "Đại dịch gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế. Kìm hãm và đổ lỗi cho nhau sẽ chỉ làm thay đổi mục tiêu của chúng ta", ông Tập nói. "Lịch sử đã hết lần này đến lần khác chứng minh rằng đối đầu không giải quyết được vấn đề, mà chỉ gây ra những hậu quả thảm khốc".

    Ông cũng nhấn mạnh rằng, thế giới đã phải chiến đấu một "trận chiến ngoan cường" chống lại "đại dịch thế kỷ". Tuy nhiên, ông cho biết đây là một đại dịch kéo dài với các biến thể mới lây lan nhanh hơn trước, làm sâu sắc thêm những thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu.

    "Các chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu đã bị gián đoạn", ông Tập cảnh báo. "Giá cả hàng hóa tiếp tục tăng, nguồn cung năng lượng khó khăn".

    Ông đề xuất các nhà lãnh đạo thế giới cần vạch ra những lộ trình mới để phục hồi kinh tế toàn cầu.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia hé lộ tên thủ đô mới

    Thủ đô mới của Indonesia nằm ở phía đông đảo Kalimantan sẽ được đặt tên là Nusantara, giới chức nước này tiết lộ hôm 17/1.

    Theo kênh CNA, Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển Quốc gia Suharso Monoarfa cho biết tên gọi Nusantara trong tiếng Indonesia có nghĩa là "quần đảo" và Tổng thống Joko Widodo là người là chỉ đạo đặt tên này cho thủ đô mới.

    "Tôi vừa nhận được xác nhận và chỉ đạo trực tiếp từ tổng thống, cụ thể là vào hôm 14/1. Ông ấy nói thủ đô mới sẽ tên là Nusantara. Lý do là vì Nusantara đã được biết đến từ lâu, mang tính biểu tượng quốc tế, đơn giản và có thể mô tả quần đảo của chúng tôi, Cộng hòa Indonesia. Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều đồng ý với cái tên Nusantara", ông Monoarfa phát biểu trong cuộc họp với ủy ban đặc biệt về việc thành lập thủ đô mới.

    Song một số thành viên của ủy ban này cho biết tên Nusantara có thể gây nhầm lẫn vì nó là một từ dùng để mô tả cả đất nước. Có một số người đề nghị gọi thủ đô mới là Cơ quan hành chính đặc biệt Nusantara để tránh nhầm lẫn.

    Ông Monoarfa tiết lộ giới chức đã tham khảo ý kiến của các nhà ngôn ngữ học và sử học. Họ đã đề xuất khoảng khoảng 80 cái tên lên tổng thống, bao gồm Negara Jaya (đất nước vinh quang), Nusantara Jaya (quần đảo vinh quang) và Nusa Karya (tạo ra quê hương). Hiện Indonesia vẫn chưa quyết định coi thủ đô mới là tỉnh hay thành phố. Tuy nhiên, giới chức trong cuộc họp cho biết thủ đô này phải tương đương cấp tỉnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cả thế giới lao đao, Trung Quốc công bố tăng trưởng kinh tế 8,1%

    Theo ghi nhận của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 8,1% trong năm 2021, cao hơn mức dự báo 8% và vượt cả mục tiêu đề ra trước đây (trên 6%), báo Tuổi trẻ dẫn nguồn Reuters cho hay. 

    Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng 4% trong giai đoạn quý 4 năm 2021 so với cùng kỳ năm trước.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia: Triều Tiên dư tên lửa nên thoải mái thử nghiệm, phô diễn

    Tốc độ thử nghiệm và sự đa dạng của các địa điểm phóng tên lửa cho thấy Triều Tiên có đủ tên lửa để thoải mái sử dụng trong các cuộc thử nghiệm, huấn luyện và phô diễn, đồng thời giúp củng cố khả năng răn đe thông qua sức mạnh của lực lượng tên lửa.

    Một trong những vũ khí uy lực nhất của Mỹ bất ngờ xuất hiện ở Guam: Thông điệp đầy ẩn ý - Ảnh 1.

    Ảnh trích từ video cho thấy người phụ nữ bị đẩy xuống đường ray ở Brussels. Ảnh: Twitter

    Đó là nhận định của GS Mason Richey tại Trường ĐH Nghiên cứu Nước ngoài Hankuk ở Seoul sau khi quân đội Hàn Quốc đưa tin Triều Tiên đã bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ một sân bay ở thủ đô Bình Nhưỡng hôm 17-1. Đây là vụ thử thứ 4 trong tháng này.

    Theo hãng tin Reuters, ông Richey nhận định: "Mỗi vụ phóng tên lửa chiến thuật đều cho thấy rằng các biện pháp trừng phạt ít hạn chế chính quyền ông Kim Jong-un như thế nào và Mỹ đã thất bại trong việc ngăn Triều Tiên chi trả chi phí phát triển chương trình tên lửa tầm ngắn ra sao".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tàu ngầm hạt nhân uy lực của Hải quân Mỹ bất ngờ xuất hiện ở Guam

    Một trong những vũ khí uy lực nhất của Hải quân Mỹ bất ngờ xuất hiện ở Guam cuối tuần qua, gửi đi thông điệp tới các đồng minh cũng như đối thủ của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

    Một trong những vũ khí uy lực nhất của Mỹ bất ngờ xuất hiện ở Guam: Thông điệp đầy ẩn ý - Ảnh 1.

    Tàu ngầm tên lửa đạn đạo USS Nevada tới căn cứ hải quân ở Guam ngày 15/1/2022. Ảnh: Hải quân Mỹ

     USS Nevada, tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Ohio mang 20 tên lửa đạn đạo Trident và hàng chục đầu đạn hạt nhân, ngày 15/1 đã tới căn cứ hải quân ở đảo Guam – vùng lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu ngầm tên lửa đạn đạo tới đảo Guam kể từ năm 2016 và là chuyến thăm thứ 2 kể từ những năm 1980.

    "Chuyến cập cảng sẽ đẩy mạnh hợp tác giữa Mỹ và các đồng minh trong khu vực, thể hiện năng lực, sự linh động và khả năng sẵn sàng, cũng như tiếp tục cam kết của Mỹ đối với an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", tuyên bố của Hải quân Mỹ cho biết.

    Theo các nhà phân tích, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, cũng như Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa trong thời gian gần đây, sự xuất hiện của tàu ngầm Mỹ ở Guam gửi đi 1 thông điệp.

    "Dù cố ý hay không, điều này cũng gửi đi thông điệp: chúng tôi có thể đặt 100 đầu đạn hạt nhân ngay trước cửa nhà bạn và bạn thậm chí không biết hoặc không thể làm được gì. Điều ngược lại sẽ không xảy ra", ông Thomas Shugart, cựu Đại úy tàu ngầm Hải quân Mỹ và hiện là nhà phân tích tại Trung tâm an ninh Mỹ mới, cho biết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chính trị gia Đức cảnh báo lệnh trừng phạt Nga giống như "bom nguyên tử"

    Friedrich Merz, người sắp trở thành nhà lãnh đạo của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), cho biết, việc ngăn chặn Nga tham gia vào hệ thống thanh toán ngân hàng quốc tế SWIFT sẽ gây ra tác động nghiêm trọng tới các nền kinh tế phương Tây.

    Ông Friedrich Merz nhấn mạnh rằng việc ngăn không cho Moscow tham gia SWIFT "về cơ bản sẽ phá vỡ sự lưu thông của thanh toán quốc tế", gây tổn hại không chỉ cho hoạt động thương mại và dịch vụ giữa châu Âu và Nga mà còn cả thương mại toàn cầu.

    "Việc cân nhắc hành động về SWIFT có thể là một quả bom nguyên tử đối với thị trường vốn và các ngành dịch vụ và hàng hóa. Chúng ta không nên để SWIFT bị ảnh hưởng", hãng thông tấn DPA dẫn lời ông Merz.

    "Tôi có thể thấy những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của chúng ta nếu như hành động tương tự như vậy được đưa ra. Nga sẽ bị ảnh hưởng, nhưng chúng ta cũng sẽ tự gây thiệt hại đáng kể", ông Merz cảnh báo.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 10.000 người dự đám cưới bò tại Ấn Độ

    Hơn 10.000 người dân đã tham gia đám cưới của hai con bò được tổ chức long trọng tại một ngôi làng ở Ấn Độ.

    Lễ cưới của cặp đôi bò Chandramouli và Shankeshwar đã được tổ chức hoành tráng theo một nghi lễ truyền thống của đạo Hindu tại ngôi làng Ladvi, thuộc quận Surat, bang Gujarat, Ấn Độ , hồi cuối tuần qua. Đây là một hoạt động nằm trong lễ hội Makar Sankranti, kỳ lễ hội đầu tiên của người Hindu trong năm mới.

    Hãng nghìn người, đa phần không đeo khẩu trang, đã tới dự "đám cưới" hoành tráng này, cùng cầu phúc cho "cặp đôi" hạnh phúc trong một nghi lễ được chủ trì bởi Quỹ Shree Om Nandeshwar Mahadev Gaushala Trust (SURAT), một tổ chức nuôi giữ gia súc bị lạc. Trong buổi lễ, "cô dâu" Chandramouli và "chú rể" Shankeshwar đều được mặc đồ truyền thống, đeo trang sức và vòng hoa.

    Chính sách của Trung Quốc khiến cả thế giới đứng trước cơn bão hoàn hảo: Nguy cơ đổ vỡ lớn! - Ảnh 1.

    "Cô dâu" Chandramouli mặc đồ truyền thống, đeo trang sức và vòng hoa. Ảnh: The National

    Nhà tổ chức đã gửi thiệp mời những người dân sống trong làng và khu vực lân cận. Khách đến dự được thưởng thức đồ ăn, đồ uống, trong một bữa tiệc kéo dài cả ngày. Nhiều người còn mang cả vòng bạc đeo chân, dây lưng và nhiều loại quà khác để tặng cặp đôi. Hơn 2.800 con bò cũng tham dự đám cưới này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan và Mỹ cắt giảm cuộc tập trận Hổ mang vàng do biến thể Omicron

    Quy mô Cuộc tập trận thường niên giữa Thái Lan và Mỹ mang tên Hổ mang vàng sẽ bị cắt giảm xuống còn 1.700 binh sỹ do lo ngại về biến thể Omicron đang hoành hành tại Thái Lan.

    Nguồn tin của Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan cho biết, cuộc tập trận thường niên có lịch sử lâu đời giữa Mỹ và Thái Lan sẽ tiếp tục bị cắt giảm quy mô trong năm nay. Tại cuộc tập trận lần thứ 40 này, số binh sỹ Mỹ tham gia bị rút xuống chỉ còn 1.700 người.

    Trong lịch sử, cuộc tập trận chung của Mỹ và Thái Lan đã có thời điểm lên tới 10.000 binh sỹ.

    Năm 2021, Chỉ huy trưởng Lực lượng Phòng vệ của Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan, tướng Chalermpol Srisawat cho biết, trong năm 2022 nhân kỷ niệm 40 năm lịch sử của tập trận chung, quy mô của Hổ mang vàng có thể sẽ trở lại bình thường và mở rộng mức độ phức tạp của việc huấn luyện. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của biến thể Omicron, tập trận Hổ mang vàng tiếp tục bị cắt giảm quy mô.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chùa Việt tại Lào – nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa tâm linh của cộng đồng người Việt

    Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, theo dòng thời gian, phật giáo đã gắn bó với đời sống của người Việt như một tôn giáo truyền thống. Chính bởi vậy, với người Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước, dù ở bất cứ vùng đất nào có người Việt sinh sống đều sẽ có những ngôi chùa Việt được dựng lên.

    Đến với đất nước Lào ngày nay, không khó để nhận ra những dấu ấn Việt xuất hiện đâu đó, đặc biệt là tôn giáo, Chùa Bàng long, Chùa Phật tích được viết bằng tiếng Việt là nơi bà con lưu đến mỗi ngày rằm, mùng 1 âm lịch.

    Chính sách của Trung Quốc khiến cả thế giới đứng trước cơn bão hoàn hảo: Nguy cơ đổ vỡ lớn! - Ảnh 2.

    Giáo hội Phật giáo Việt Nam hỗ trợ Chư tôn đức Lào phòng chống Covid-19.

    Được tu sửa và khánh thành cuối năm 2010, dù là một ngôi chùa nhỏ nhưng chùa Phật Tích lại là niềm tự hào của cộng đồng người Việt tại Lào bởi lối kiến trúc mang đậm nét tâm linh Việt. Ngôi chùa được xây dựng trên tòa tháp 7 tầng, mỗi tầng tháp được đặt trang trọng một bức tượng Phật ngự trên đài hoa sen bình yên. Ở mỗi mái đao của tầng tháp là hình tượng tứ linh: long, lân, quy, phụng quen thuộc của người Việt.

    Chính sách của Trung Quốc khiến cả thế giới đứng trước cơn bão hoàn hảo: Nguy cơ đổ vỡ lớn! - Ảnh 3.

    Chùa Phật Tích không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh quen thuộc của đông đảo người con đất Việt xa xứ trên đất nước triệu voi, mà còn là nơi đoàn kết bà con cùng hướng về Tổ quốc thân yêu.

    Từ tinh thần từ bi cứu khổ cứu nạn của Phật giáo, từ triết lý nhân sinh "bầu ơi thương lấy bí cùng" của dân tộc Việt Nam, các sư thầy cùng các tăng ni phật tử tại chùa Phật Tích thường kêu gọi tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội nhằm giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn ở nước sở tại.

    Thượng tọa Thích Minh Quang chia sẻ: "Trong những ngày không phải khóa tu thì các phật sự vẫn được diễn ra thường ngày, các phật tử làm công tác từ thiện xã hội như thăm hỏi người già neo đơn, người khó khăn trong cộng đồng người Việt. Đó là cầu nối để cộng đồng người Việt ở đây quan tâm lẫn nhau, gắn bó với nhau nhiều hơn và cộng đồng người Việt Nam ở Lào luôn luôn ghi nhớ trong lòng là người con của đất Việt".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì biến thể Omicron

    Ngày 16/1, một quan chức Bộ Y tế Thái Lan cho biết, nước này đã có ca tử vong đầu tiên do biến thể Omicron, loại biến thể đang dần chiếm ưu thế tại quốc gia này.

    Ca tử vong đầu tiên vì biến thể Omicron là một bệnh nhân nữ 86 tuổi sống tại tỉnh Songkhla ở miền nam Thái Lan. Người phụ nữ này cũng mắc bệnh Alzheimer và phải nằm liệt giường. Bệnh nhân tử vong đã tiêm hai mũi vaccine Pfizer và lây bệnh từ cháu trai sau khi anh ta trở về từ Phuket.

    Biến thể Omicron xuất hiện tại Thái Lan từ hồi tháng 12/2021 dẫn tới việc quốc gia Đông Nam Á này phải buộc tạm dừng việc cho phép du khách quốc tế nhập cảnh mà không cần phải cách ly.

    Chính sách của Trung Quốc khiến cả thế giới đứng trước cơn bão hoàn hảo: Nguy cơ đổ vỡ lớn! - Ảnh 1.

    (Ảnh minh họa: Bưu điện Bangkok)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Núi lửa phun trào ở Tonga: Tiếng nổ bất thường và nguy cơ sóng thần trước mắt

    Tới tối 16/1 (giờ VN), đường dây liên lạc vẫn chưa được nối lại ở Vương quốc Tonga sau khi núi lửa phun trào gây sóng thần nhấn chìm nhiều ngôi làng ở quần đảo nam Thái Bình Dương này, báo Tuổi trẻ dẫn nguồn Guardian đưa tin.

    Theo hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội, sóng cao hơn 1m đã ập vào bờ biển Tonga khiến người dân phải tháo chạy trong khi bầu trời tối đen do tro bụi. Từ Tonga, sóng thần cũng lan đến tận bờ biển các nước Nhật Bản, Mỹ và nhiều quốc gia khác.

    Stuff dẫn lời nhà khoa học núi lửa Geoff Kilgour (New Zealand) nhận định việc tiếng nổ của núi lửa có thể vang xa như ở vụ phun trào mới đây tại Tonga là điều bất thường.

    "Nghe thấy tiếng nổ từ khoảng cách khá xa là rất hiếm, chỉ được ghi nhận vài lần trong lịch sử. Việc này chỉ xảy ra khi có tiếng nổ cực lớn. Sự bùng nổ ở mức độ như vậy phải tích tụ từ từ và tiếng nổ phải liên hồi, giải phóng năng lượng khổng lồ cùng lúc", nhà khoa học Kilgour nhận định.

    Trước mắt, các chuyên gia lo ngại nguy cơ sóng thần do núi lửa gây ra có thể kéo dài hơn so với động đất do các chấn động dưới nước sau đợt phun trào có thể tiếp tục diễn ra hàng tháng, thậm chí hàng năm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Omicron áp đảo ở Thái Lan: Ghi nhận ca tử vong đầu tiên

    Ngày 16/1, một quan chức Bộ Y tế Thái Lan cho biết, nước này đã có ca tử vong đầu tiên do biến thể Omicron, loại biến thể đang dần chiếm ưu thế tại quốc gia này.

    Ca tử vong đầu tiên vì biến thể Omicron là một bệnh nhân nữ 86 tuổi sống tại tỉnh Songkhla ở miền nam Thái Lan. Người phụ nữ này cũng mắc bệnh Alzheimer và phải nằm liệt giường. Bệnh nhân tử vong đã tiêm hai mũi vaccine Pfizer và lây bệnh từ cháu trai sau khi anh ta trở về từ Phuket.

    Chính sách của Trung Quốc khiến cả thế giới đứng trước cơn bão hoàn hảo: Nguy cơ đổ vỡ lớn! - Ảnh 1.

    (Ảnh minh họa: Bưu điện Bangkok)

    Biến thể Omicron xuất hiện tại Thái Lan từ hồi tháng 12/2021 dẫn tới việc quốc gia Đông Nam Á này phải buộc tạm dừng việc cho phép du khách quốc tế nhập cảnh mà không cần phải cách ly.

    Phát ngôn viên Bộ Y tế Thái Lan TS. Rungrueng cho biết, trường hợp tử vong do biến thể Omicron đã được dự báo từ trước, đồng thời Thái Lan đến nay đã ghi nhận hơn 10.000 ca nhiễm Omicron và quốc gia này sẽ không áp dụng thêm biện pháp nào để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đàm phán với Nga thất bại, châu Âu trước khủng hoảng tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ

    Một quan chức ngoại giao cấp cao trong chính quyền Tổng thống Biden đã đánh giá về sức ép quân sự của Nga với Ukraine và cho rằng những cuộc trao đổi tuần vừa qua đặt Tổng thống Putin trước hai lựa chọn: Đó là con đường ngoại giao hoặc đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề.

    Chính sách của Trung Quốc khiến cả thế giới đứng trước cơn bão hoàn hảo: Nguy cơ đổ vỡ lớn! - Ảnh 1.

    Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong cuộc họp giữa Hội đồng NATO và Nga tại Brussels, Bỉ ngày 12/1/2022. Ảnh: Reuters

    Tuy nhiên, sau các cuộc trao đổi ở 3 thành phố châu Âu với sự tham gia của các quan chức đến từ hàng loạt quốc gia, các quan chức Nhà Trắng và các nhà ngoại giao nhận định họ vẫn chưa biết con đường mà Moscow sẽ lựa chọn là gì.

    Những cuộc trao đổi liên tục giữa Nga và phương Tây, với kết quả đạt được không có gì ngoài những tuyên bố và đe dọa cho thấy, hai bên dường như vẫn chưa tiến gần một giải pháp nhằm giải quyết căng thẳng, hiện có thể leo thang thành một trong những cuộc khủng hoảng an ninh tồi tệ nhất châu Âu trong hàng thập kỷ.

    Ngày 14/1, căng thẳng thậm chí còn leo thang tồi tệ hơn khi Ukraine cho biết nước này là mục tiêu của một cuộc tấn công mạng trên quy mô lớn, đồng thời cáo buộc Nga đứng đằng sau. Ngoài ra, Nhà Trắng dẫn thông tin tình báo cho biết, Nga đang chuẩn bị thực hiện chiến dịch "cờ giả" để tạo cớ tấn công Ukraine.

    Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng cảnh báo, Moscow đang "mất dần kiên nhẫn".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Rào phòng ngự bị "chọc thủng" ngay trước sự kiện trọng đại

    Thâm Quyến, thành phố phía Nam Trung Quốc đã ghi nhận các ca cộng đồng đầu tiên nhiễm Omicron vào hôm qua, 16/1 và bước vào cuộc chạy đua nhằm khống chế biến thể siêu lây nhiễm này ngay trước thềm Tết nguyên đán và Olympic cùng với Bắc Kinh, Thiên Tân - SCMP đưa tin.

    Chính sách của Trung Quốc khiến cả thế giới đứng trước cơn bão hoàn hảo: Nguy cơ đổ vỡ lớn! - Ảnh 1.

    Thủ đô Trung Quốc, nơi sẽ diễn ra Thế vận hội Mùa đông 2022, đã ghi nhận ca cộng đồng đầu tiên nhiễm Omicron trước đó 1 ngày. 

    Hàng loạt biện pháp phòng chống dịch đã được áp dụng để phục vụ cho Thế vận hội, sự kiện sẽ diễn ra bên trong "bong bóng cách ly". Phát ngôn viên của chính quyền Bắc Kinh Xu Hejian cho biết, tất cả các bộ ban ngành phải đảm bảo an toàn cho thủ đô và Olympic. 

    Trong khi đó, Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He cảnh báo về tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng xung quanh công tác kiểm soát dịch bệnh của Bắc Kinh trong lễ tết và Olympic, đồng thời kêu gọi các quan chức củng cố các kế hoạch của mình. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    ‘Zero-Covid’ tại Trung Quốc thời Omicron tạo nguy cơ lớn hơn với chuỗi cung ứng

    Chính sách "Zero-Covid" (Không COVID) của Trung Quốc gây thách thức với các nhà sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu, khi các lệnh phong tỏa, hạn chế nhằm chặn Omicron đang tạo ra những đứt gãy mạnh hơn so với các làn sóng trước.

    Theo tờ Financial Times (FT), cuộc chiến của Trung Quốc trước bùng phát lây nhiễm do biến thể Omicron gây đe nguy cơ đối với chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã ở trong tình cảnh căng thẳng trong thời gian qua, đe dọa hoạt động sản xuất, phân phối của rất nhiều mặt hàng, từ điện thoại thông minh (smartphone) cho tới sản phẩm đồ gỗ nội thất.

    Chính sách của Trung Quốc khiến cả thế giới đứng trước cơn bão hoàn hảo: Nguy cơ đổ vỡ lớn! - Ảnh 1.

    Tây An, Trung Quốc được phong tỏa để chống Covid. Ảnh: Xinhua

    Chính quyền Bắc Kinh vẫn rất quyết tâm ngăn chặn lây nhiễm COVID-19, không để xuất hiện dịch bện quy mô lớn trong bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2022. Thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây đã bước vào tuần thứ ba của phong tỏa cứng, buộc 13 triệu người dân tại đây phải ở trong nhà. Tại thành phố cảng Thiên Tân cách thủ đô Bắc Kinh 100km cũng như một số thành phố tại tỉnh Hà Nam, Quảng Đông… nhà chức trách áp dụng hàng loạt các biện pháp mạnh tay để ngăn lây nhiễm, từ xét nghiệm bắt buộc cho tới phong tỏa.

    Chính sách này là "liều thuốc thử" với nhiều tập đoàn đa quốc gia. Nó cũng đặt ra câu hỏi liệu Trung Quốc có được sự chuẩn bị kỹ càng, bài bản hơn nhằm xử lý vấn đề đứt gãy sản xuất so với các làn sóng trước đây hay không. Hà Nam là nơi đặt cơ sở lắp ráp iPhone lớn nhất của tập đoàn Foxconn, đối tác chính của Apple. Thiên Tân hay Chu Hải (Quảng Đông), Trung Sơn (Quảng Đông) đều là những trung tâm sản xuất, công nghiệp lớn, đóng vai trò quan trọng với chuỗi cung ứng toàn cầu.

    "Với COVID-19, dịp đón tết Năm mới âm lịch cùng với kỳ Olympic Mùa đông đang tới gần, chúng ta có thể đang đứng trước một cơn bão hoàn hảo. Các công ty đã có được sự chuẩn bị đối phó tốt hơn với lệnh phong tỏa ngắn hạn. Nhưng phong tỏa diện rộng và kéo dài trong vài tuần sẽ gây ra đổ vỡ lớn", Ambrose Conroy, Giám đốc điều hành Seraph, một công ty tư vấn chuyên về chuỗi cung có trụ sở tại Mỹ, nhìn nhận.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại