Triều Tiên dư tên lửa nên thoải mái thử nghiệm, phô diễn

Phạm Nghĩa |

Tốc độ thử nghiệm và sự đa dạng của các địa điểm phóng tên lửa cho thấy Triều Tiên có đủ tên lửa để thoải mái sử dụng trong các cuộc thử nghiệm, huấn luyện và phô diễn, đồng thời giúp củng cố khả năng răn đe thông qua sức mạnh của lực lượng tên lửa.

Ảnh trích từ video cho thấy người phụ nữ bị đẩy xuống đường ray ở Brussels. Ảnh: Twitter

Ảnh trích từ video cho thấy người phụ nữ bị đẩy xuống đường ray ở Brussels. Ảnh: Twitter

Đó là nhận định của GS Mason Richey tại Trường ĐH Nghiên cứu Nước ngoài Hankuk ở Seoul sau khi quân đội Hàn Quốc đưa tin Triều Tiên đã bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ một sân bay ở thủ đô Bình Nhưỡng hôm 17-1. Đây là vụ thử thứ 4 trong tháng này.

Chính phủ Nhật Bản cũng ghi nhận về vụ phóng tên lửa, trong đó Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno lên án vụ phóng là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh của khu vực.

Trong vòng chưa đầy hai tuần, Triều Tiên đã tiến hành 3 vụ phóng tên lửa khác nhau với tần suất phóng bất thường. Hai trong số đó liên quan đến tên lửa siêu thanh có khả năng đạt tốc độ cao và cơ động sau khi phóng trong khi vụ phóng hôm 14-1 là hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) được bắn từ các toa tàu.

Triều Tiên dư tên lửa nên thoải mái thử nghiệm, phô diễn  - Ảnh 1.

Truyền thông Triều Tiên công bố hình ảnh Triều Tiên thử tên lửa siêu thanh tại một địa điểm bí mật. Ảnh: Reuters

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết vụ phóng hôm 17-1 dường như có sự xuất hiện của hai SRBM được bắn về phía Đông từ Sân bay Sunan ở Bình Nhưỡng. Triều Tiên đã sử dụng sân bay này để bắn thử tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 (IRBM) vào năm 2017.

Triều Tiên đã ngừng phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hoặc vũ khí hạt nhân tầm xa nhất kể từ năm 2017 nhưng sau khi các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bị đình trệ vào năm 2019, Triều Tiên đã bắt đầu công bố và thử nghiệm một loạt các SRBM mới.

Nhiều loại SRBM mới nhất, bao gồm tên lửa siêu thanh, dường như được thiết kế để né tránh hệ thống phòng thủ tên lửa. Triều Tiên cũng đã tuyên bố sẽ theo đuổi vũ khí hạt nhân chiến thuật, thiết bị có thể cho phép nước này triển khai đầu đạn hạt nhân trên các SRBM.

Theo hãng tin Reuters, ông Richey nhận định: "Mỗi vụ phóng tên lửa chiến thuật đều cho thấy rằng các biện pháp trừng phạt ít hạn chế chính quyền ông Kim Jong-un như thế nào và Mỹ đã thất bại trong việc ngăn Triều Tiên chi trả chi phí phát triển chương trình tên lửa tầm ngắn ra sao".

Các vụ phóng gần đây của Triều Tiên bị cộng đồng quốc tế lên án. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Bình Nhưỡng hồi tuần trước và kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc liệt một số cá nhân và thực thể Triều Tiên vào danh sách đen. Mỹ cũng kêu gọi đối thoại, thúc giục Bình Nhưỡng trở lại các cuộc đàm phán nhằm giảm căng thẳng và thuyết phục nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Hồi tuần trước, Trung Quốc đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhưng kêu gọi tất cả các bên hành động thận trọng và đối thoại để giảm căng thẳng. Bắc Kinh cho biết họ thực thi các lệnh trừng phạt quốc tế hiện có nhưng cùng với Nga thúc giục Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc giảm nhẹ các lệnh trừng phạt lên Triều Tiên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại