Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện ra một 'lớp chắn' khổng lồ nằm tại trung tâm Dải Ngân hà

KIM |

Các tia vũ trụ bay gần bằng tốc độ ánh sáng đã không thể xuyên qua lớp chắn lớn.

Tại trung tâm Dải Ngân hà, chúng ta chứng kiến sự tồn tại một lớp chắn khổng lồ bị bao phủ bởi những đám mây phân tử lớn. Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra cấu trúc khổng lồ trong khi nghiên cứu tia vũ trụ - là các dòng hạt mang điện sở hữu mức năng lượng lớn chạy xuyên không gian với tốc độ gần bằng ánh sáng.

Báo cáo mô tả một “đại dương” đầy những tia vũ trụ liên tục bay trong môi trường lạnh lẽo của Vũ trụ, bên cạnh đó nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra một khu vực gần trung tâm Dải Ngân hà không hề chứa những tia vũ trụ này.

Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện ra một lớp chắn khổng lồ nằm tại trung tâm Dải Ngân hà - Ảnh 1.

Hố đen Sagittarius Sao A tại trung tâm Dải Ngân hà.

Giữa một vùng không gian rộng lớn, dày đặc các tia vũ trụ bay hỗn loạn, các nhà khoa học nhận thấy một khu vực lớn mà tại đó, tia vũ trụ không mấy xuất hiện. Rõ ràng, những “con sóng vũ trụ” này đã va phải một thứ gì đó, các nhà nghiên cứu giả định nó có thể là một từ trường khổng lồ ngăn tia vũ trụ bay qua.

Phát hiện nêu lên khả năng tồn tại của “một lớp chắn có thể ngăn các tia vũ trụ xuyên thấu”. Khi hiểu được cơ chế hoạt động của lớp chắn này, chúng ta có thể hiểu hơn về hành vi bí ẩn của tia vũ trụ cũng như cách các thiên hà tương tác với môi trường xung quanh.

Tia vũ trụ là gì?

Thành phần chính của tia vũ trụ là proton, là mang điện tích dương nằm trong hạt nhân của một nguyên tử. Chúng xuất thân từ hố đen, từ những vụ va chạm giữa các thiên hà và nhiều những hiện tượng va chạm thiên thể lớn khác, ví dụ như khi hai ngôi sao neutron va vào nhau. Các hạt vật chất cấu thành nên tia vũ trụ thường di chuyển với tốc độ gần bằng ánh sáng.

Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện ra một lớp chắn khổng lồ nằm tại trung tâm Dải Ngân hà - Ảnh 2.

Hình minh họa tia vũ trụ.

Từ trường của Dải Ngân hà đã khuếch tán những tia vũ trụ này và dàn chúng thành một “biển” chứa đầy những con sóng vỗ về mọi phía. Đây chính là mục tiêu nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Trung Quốc.

Những nghiên cứu trước đây về khu vực trung tâm Dải Ngân hà đều quan sát thấy hàng loạt tia vũ trụ “tươi mới” nằm trên biển bức xạ vốn êm đềm, điều này cho thấy khả năng hoặc các siêu tân tinh, hoặc hố đen khổng lồ tại trung tâm Dải Ngân hà (có tên Sagittarius A* - Sagittarius Sao A) có khả năng đẩy nhanh tốc độ bay của tia vũ trụ.

Đến giờ, ta vẫn chưa biết lý do tại sao những tia vũ trụ tại khu vực trung tâm Dải Ngân hà lại bay nhanh tới vậy. Cũng có thể, đặc điểm này có liên quan tới lớp chắn khổng lồ mới được phát hiện ra.

Nguồn phát ra tia vũ trụ vẫn chưa được nghiên cứu cặn kẽ. Giới khoa học sẽ cần nhiều thông tin hơn về chúng để hiểu rõ thêm về cách hoạt động của Dải Ngân hà, đồng thời mở ra những kiến thức mới về những thiên hà nơi xa. Bên cạnh đó, hiểu được tác động của tia vũ trụ sẽ giúp những chuyến du hành không gian trong tương lai an toàn hơn; con người không sinh ra để chống chịu bức xạ vũ trụ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại