Bộ Quốc phòng Anh đang phát triển tên lửa có thể ''nói chuyện với nhau''

BẢO NAM |

Hiện tại các tên lửa chỉ mới liên lạc được với bệ phóng, chứ chưa trao đổi thông tin được với nhau.

Bộ Quốc phòng Anh đang đầu tư 3,5 triệu bảng Anh (khoảng 4,8 triệu USD) vào Phòng thí nghiệm Công nghệ Khoa học Quốc phòng (Dstl) cho chương trình mang tên Trình diễn Công nghệ Vũ khí Tấn công Hợp tác (CSWTD). Đây là một dự án để phát triển các hệ thống mới, cho phép những quả tên lửa đang bay có thể liên lạc với nhau.

Bộ Quốc phòng Anh đang phát triển tên lửa có thể nói chuyện với nhau - Ảnh 1.

Tên lửa trong tương lai sẽ có "phần cứng" đi kèm với "phần mềm" có thể được nâng cấp.

Quay trở lại những năm 1960 thì những quả bom dẫn đường bằng laser đầu tiên đã được đặt biệt danh là "bom thông minh". Nhưng những thứ này chỉ đơn giản là do phi công hoặc sĩ quan vũ khí điều khiển hướng chúng tới mục tiêu. Còn bây giờ, 5 thập kỷ sau, chúng ta đang thấy một thế hệ vũ khí mới nổi có thể "thông minh" theo nghĩa rất thực, bằng cách chúng có thể thu thập dữ liệu, đánh giá tình huống và thay đổi kế hoạch của mình để có thể chạm được các mục tiêu cần thiết.

Vấn đề là để những vũ khí như vậy phát huy tác dụng, chúng cần có khả năng hoạt động như một đội chứ không phải theo kiểu thực thi lệnh từ trên xuống. Thế hệ tên lửa hiện tại có thể "nói chuyện" với bệ phóng của chúng, nhưng không thể giao tiếp được với nhau. Đây là một nhược điểm đáng kể đối với các loại vũ khí, bởi chúng cần có khả năng thích ứng với tình huống của mình và cũng cần phải thông báo cho tên lửa đồng loại về việc tình hình thay đổi.

Bộ Quốc phòng Anh đang phát triển tên lửa có thể nói chuyện với nhau - Ảnh 2.

Khi các tên lửa có thể nói chuyện với nhau, "hiệu quả công việc" sẽ tăng đáng kể.

Để khắc phục điều này, CSWTD sẽ xem xét phát triển cả phần cứng mới và phần mềm mới giúp các tên lửa hợp tác hơn, cũng như nghiên cứu cách áp dụng chúng vào các tình huống trong thế giới thực. Chương trình mới này là một phần của ngân sách nghiên cứu và phát triển trị giá 6 tỷ bảng Anh (khoảng 8 tỷ USD) của Bộ Quốc phòng nước này.

"Hiện tại các tên lửa có thể giao tiếp với bệ phóng nhưng không phải với nhau", một nhà khoa học của Dstl, có tên Charlie cho biết. "Mục tiêu của chương trình này là điều tra cách thức liên lạc giữa các tên lửa và các hành vi hợp tác có thể đạt được về mặt kỹ thuật, để giải quyết các thách thức quân sự của Vương quốc Anh".

Dự án kéo dài hai năm và đã bắt đầu vào tháng 4/2021. Công nghệ mới có thể được tích hợp vào mạng lưới tên lửa thông minh hơn trong vòng 5 năm tiếp theo.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại