Chiếc quan tài màu đỏ được tìm thấy ở Nội Mông: Hé lộ thân phận đặc biệt của thi thể được quấn 11 lớp quần áo

Thu Thảo |

Những ngôi mộ đơn sơ, những đám tang sang trọng, những chiếc quan tài kỳ dị... tất cả đều được giới khảo cổ học hết sức quan tâm.

Ảnh: Sohu

Ảnh: Sohu

Vào năm 2003, ngôi mộ cổ trên núi Turki ở Khu tự trị Nội Mông (Trung Quốc) đã được một nhóm chuyên gia khảo cổ tiến hành khai quật. Vô số bí ẩn được hé lộ ngay khi được nhìn thấy. Thay vì màu đen truyền thống như theo văn hóa chôn cất của đồng bằng miền Trung, chiếc quan tài này lại có màu đỏ dị thường và không có văn bia đi kèm.

Chiếc quan tài màu đỏ được tìm thấy ở Nội Mông: Hé lộ thân phận đặc biệt của thi thể được quấn 11 lớp quần áo - Ảnh 1.

Ảnh: Sohu

Thấy được sự kỳ lạ, các nhà khảo cổ đã cẩn thận quan sát và phát hiện thêm bên cạnh màu đỏ thuần túy, quan tài còn có rất nhiều đường nét hoa văn được khắc họa hết sức tỉ mỉ. Ngôi mộ cổ bước đầu được xác định thuộc về nhóm người Khiết Đan và nhận định bên trong chiếc quan tài màu đỏ là một thi thể phụ nữ.

Chiếc quan tài màu đỏ được tìm thấy ở Nội Mông: Hé lộ thân phận đặc biệt của thi thể được quấn 11 lớp quần áo - Ảnh 2.

Phong tục mai táng người Khiết Đan. Ảnh: Sohu

Người phụ nữ trong quan tài được bịt mặt với hẳn với cách ăn mặc của phụ nữ đồng bằng miền Trung. Thi thể được mặc 11 lớp quần áo nhưng đã dấu hiệu mục nát không thấy rõ. 

Khi tiến hàng khám phá đến lớp quần áo cuối cùng, các nhà khảo cổ vô cùng ngạc nhiên phát hiện một vùng nước màu đen thủy ngân xung quanh với chức năng giữ cho cơ thể nguyên vẹn.

Chiếc quan tài màu đỏ được tìm thấy ở Nội Mông: Hé lộ thân phận đặc biệt của thi thể được quấn 11 lớp quần áo - Ảnh 3.

Ảnh: Sohu

Sau khi, kết hợp các phát hiện bí ẩn trong lăng mộ và xem xét lịch sử khu vực chôn cất, các nhà khoa học đã kết luận danh tính của ngôi mộ đó là công chúa Dư Lư Đổ Cô, em gái quốc vương Liêu Thái Tổ, vương quốc Liêu.

Chiếc quan tài màu đỏ được tìm thấy ở Nội Mông: Hé lộ thân phận đặc biệt của thi thể được quấn 11 lớp quần áo - Ảnh 4.

Công nghệ 3D phác họa hình ảnh công chúa. Ảnh: Sohu

Năm 913 sau Công nguyên, để nắm giữ quyền chính trị trong tay, Liêu Thái Tổ đã lập kế hoạch bãi bỏ chế độ Đan truyền thống để thiết lập một chế độ lâu dài như các hoàng đế vùng Đồng bằng trung tâm. 

Động thái này bị nhiều bộ lạc phản đối kịch liệt và cuộc nổi loạn khắp vương quốc đã diễn ra. Dư Lư Đổ Cô nằm trong cuộc nổi loạn, phản đối quyết định của anh trai cuối cùng bị giam cầm và chết trong ngục. Có thể vì là kẻ phản nghịch nên Liêu Thái Tổ chỉ xây một ngôi mộ đơn giản để chôn cất mà không theo quy cách mộ của công chúa.

Với phần lớn các ngôi mộ cổ được phát hiện từ trước đến nay đều là người Hán, thì việc phát hiện thêm những ngôi mộ của đồng bào dân tộc thiểu số như thế này rất quan trọng, mang tầm ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng và văn hóa Trung Quốc nói chung.

Thăm dò ý kiến

Bạn thích thử sức ĐỐ VUI về lĩnh vực gì?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Tham khảo: Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại