Chú thỏ chỉ có thể di chuyển bằng cách trồng cây chuối lại giúp giải đáp 1 bí mật quan trọng

Thái Hoàng |

Các thí nghiệm trên 1 con thỏ không thể nhảy đã giúp các nhà khoa học phát hiện ra gen cho phép chuột túi và các động vật khác có thể chạy lấy đà và bay trong khoảng thời gian ngắn.

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Các chuyên gia từ Đại học Porto đã tiến hành thí nghiệm lên một cá thể thỏ Alfort Jumper, đây là một giống thỏ đến từ Pháp có cách di chuyển bằng cách trồng cây chuối khi phải đi nhanh thay vì nhảy như các con thỏ khác.

Xem video clip động vật:

Thỏ Alfort Jumper di chuyển bằng 2 chân trước

Các nhà khoa học đã tiến hành lai tạo thỏ Alfort Jumper với những con thỏ nhảy lò cò bình thường, sau đó giải trình tự DNA trên hậu duệ của chúng. Họ phát hiện ra những con thỏ đi bằng 2 chân này đều xuất hiện 1 loại gen dị biến mang tên RORB (đặt theo 1 loại protein cùng tên).

Chú thỏ chỉ có thể di chuyển bằng cách trồng cây chuối lại giúp giải đáp 1 bí mật quan trọng - Ảnh 2.

Những con thỏ mang đột biến bị tật ở mắt. Ảnh: Daily Mail

Giống thỏ này đã được giữ lại để nghiên cứu các dị tật ở mắt và bệnh lý trong vận động. Những con thỏ mang đột biến này không thể tồn tại lâu trong tự nhiên do những khiếm khuyết có hại của nó.

Protein RORB nắm giữ một số gen mang tính biểu hiện thành các tính trạng, thông thường các protein này được sản xuất trong các tế bào thần kinh trung gian ức chế làm ngừng liên lạc di chuyển trong cơ thể.

Điều này thể hiện trên những con thỏ dáng đi kỳ quặc khiến chúng co duỗi chân không kiểm soát nên không thể nhảy. Do đó, thỏ Alfort Jumper "trồng chuối" khi di chuyển không phải là sự đột biến mà đó là cách khắc phục vấn đề suy nhược ở chân.

Đây không phải là loài động vật duy nhất gặp phải tình trạng dáng đi bị lệch do đột biến gen, hành vi tương tự cũng được tìm thấy ở những con chuột bị đột biến RORB. Ngoài ra, nghiên cứu trước đây còn cho thấy 1 đột biến gen (DMRT3) ảnh hưởng đến dáng đi của chuột và ngựa.

Các nhà sinh vật học cũng tìm ra gen biến dị RORB hay gen "nhảy" trên các vùng của hệ thần kinh của chuột túi và các loài động vật nhảy khác giúp chúng có khả năng bật nhảy.

Nhờ vào công trình nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu y học có thể giải mã trên quy mô nhỏ, hiểu rõ hơn về các trung tâm liên lạc tủy sống của con người, phục vụ cho sự nghiệp nghiên cứu y học của nhân loại.

Theo Daily Mail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại