Bể đá cổ “triệu đô” chỉ để thả nước, trồng sen ngắm chơi

Tú Quyên |

Một chiếc bể đá cổ thời Lý nguyên khối, đục 3 mặt nổi rất đặc biệt của anh Đinh Văn Tuấn (Hà Nội) được giới chơi đồ cổ định giá lên đến nhiều tỷ đồng.

Là một người đam mê cây cảnh nghệ thuật cách đây nhiều năm nên anh Đinh Văn Tuấn (Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội) thường đi săn tìm những chiếc bể cổ để trồng cây.

Trong quá trình tìm, mua những bể cổ khắp đất nước, anh Tuấn có duyên mua được những chiếc bể đá cổ dành cho những nhà rất giàu hay thuộc dòng tộc vua, chúa ngày xưa chơi. Hiện anh Tuấn sở hữu rất nhiều bể đá cổ có giá trị, những bể đá cổ này anh để trong Thanh Hóa, có 2 cái quý nhất anh để ở Hà Nội chơi

Cách đây hơn 10 năm, theo sự giới thiệu của bạn bè anh mua được một chiếc bể đá cổ ở Thanh Hóa, gần thành nhà Hồ "khi nhìn thấy nó sững người một lúc và phải mua bằng được dù phải trả bao nhiêu tiền bởi đây là chiếc bể bằng đá nguyên khối rất có giá trị lịch sử cũng như giá trị kinh tế", anh Tuấn nói.

Trong suốt hơn chục năm để ở vườn cây chỉ đựng nước và trồng hoa sen có rất nhiều người yêu thích, hỏi mua chiếc bể cổ bằng đá nguyên khối của anh nhưng anh đều từ chối bởi nó chiếc bể anh yêu thích nhất

"Đã là đồ cổ quý hiếm thì rất ít, có khi là độc bản nên giá trị của nó không thể định giá bằng tiền, phải nói là vô giá. Với những ai am hiểu, yêu thích đồ cổ thì có thể giá nào họ cũng mua, đối với những ai không  biết thì họ coi như một chiếc bể đá bình thường, không có giá trị lớn lắm", anh Tuấn chia sẻ

Chủ nhân bể đá cổ cho biết, theo như những hình khắc trên bể thì bể có từ thời Lý, được đúc bằng đá nguyên khối,  3 mặt chặm nổi còn một mặt để trơn

Điểm đặc biệt mặt trước của hình cuấn thư khác với các hình cuấn thư thông dụng, thường cuốn thư gồm: Một bút, một kiếm và một chữ Thọ nhưng bể đá này lại có hai bút, hai kiếm và hai chữ Thọ, chủ nhân bể đá cho hay

Cũng theo anh Tuấn, thường cuốn thư có tứ bình hoa nhưng bể đá này chỉ có ba bình hoa. Một bên cuốn thư là hình đầu rồng được biến hóa từ hình một con rồng thời Lý, phía trên  rồng có những cành mai, bên trái cuấn thư là hình đuôi rồng được biến từ hình con phượng đang bay và gốc mai. Hình cuấn thư ở giữa như mình một con rồng

Một bên bể được khắc hình hai con hạc, một con ngửa mặt lên trời, một con đang mò, phía trên có hoa an lạc trắng, lá dài thường hay trồng ở đình, chùa. Một bê thành bể là hình ảnh sen – vịt, có 2 con vịt, một con đang bơi và một con ngoái đầu lại, phía trên là đài sen và lá sen

Anh Tuấn không tiết lộ mức giá nhưng ai muốn sở hữu chiếc bể cổ này thì phải bỏ ra nhiều tỷ đồng, thậm chí lên đến triệu đô

Ngoài chiếc bể đá cổ có từ thời Lý, trong vườn anh Tuấn còn đặt một chiếc bể đá nguyên khối nhở hơn có từ thời Gia Long.  Chiếc bể này anh Tuấn theo đuổi mấy năm mới mua được từ một người trong Huế,  mặt trước bể là hình chiếc khánh, bên trong có  hình trái đào, hoa đều được trạm khắc nổi. Bể có chân chiện nguyên bản

Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh khác của bể đá cổ nguyên khối giá trị nhiều tỷ đồng của anh Tuấn:

Bể đá cổ “triệu đô” chỉ để thả nước, trồng sen ngắm chơi - Ảnh 1.

Bể đá cổ để trước sân nhà anh Tuấn nếu ai không biết giá trị thì nhìn rất bình thường như những bể đá khác chỉ để đựng nước, trồng sen ngắm chơi. Hình ảnh mặt sau của bể - mặt sau để trơn.

Bể đá cổ “triệu đô” chỉ để thả nước, trồng sen ngắm chơi - Ảnh 2.

Ba mặt còn lại trạm khắc hình nổi rất đặc biệt, hình cuốn thư và hình hoa, hạc…

Bể đá cổ “triệu đô” chỉ để thả nước, trồng sen ngắm chơi - Ảnh 3.

Theo anh Tuấn, bể đá có từ thời Lý, được đục từ một khối đá nguyên khối

Bể đá cổ “triệu đô” chỉ để thả nước, trồng sen ngắm chơi - Ảnh 4.

Hình ảnh cuốn thư có hai chữ Thọ ở giữa, hai kiếm và hai bút hai bên. Ở giữa có một bài thơ bằng chữ nhưng theo thời gian đã bị mờ.

Bể đá cổ “triệu đô” chỉ để thả nước, trồng sen ngắm chơi - Ảnh 5.

Một bên cuốn thư là hình ảnh con rồng thời Lý, phía trên rồng có những cành mai

Bể đá cổ “triệu đô” chỉ để thả nước, trồng sen ngắm chơi - Ảnh 6.

Một bên cuốn thư là hình ảnh gốc mai và hình phượng đang bay

Bể đá cổ “triệu đô” chỉ để thả nước, trồng sen ngắm chơi - Ảnh 7.

Một bên bể được khắc hình hai con hạc, một con ngửa mặt lên trời, một con đang mò., phía trên có hoa an lạc trắng, lá dài thường hay trồng ở đình, chùa

Bể đá cổ “triệu đô” chỉ để thả nước, trồng sen ngắm chơi - Ảnh 8.

Một bên thành bể là hình ảnh sen – vịt

Bể đá cổ “triệu đô” chỉ để thả nước, trồng sen ngắm chơi - Ảnh 9.

Chiếc bể đá thứ hai nhỏ hơn có từ thời vua Gia Long, gồm bể đá nguyên khối và chân, bệ

Bể đá cổ “triệu đô” chỉ để thả nước, trồng sen ngắm chơi - Ảnh 10.

Mặt trước khắc hình chiếc khánh, bên trong có hình trái đào và hoa, ba mặt còn lại để trơn. Theo anh Tuấn, bể này các cụ xưa thường để đựng nước mưa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại