Hà đồ, Lạc thư – Cội nguồn cho mọi trận đồ của người Trung Hoa cổ

Green |

Trong số các trận đồ nổi tiếng mà người Trung Hoa lưu truyền, Bát trận đồ của Khổng Minh có lẽ đứng đầu bảng, thế nhưng nó chỉ là phần nhỏ của một trận đồ phức tạp sử dụng Hà đồ, Lạc thư.

Trận pháp thực chất là các bố trí binh lực và xác định cách tác chiến hiệu quả dựa trên địa hình lẫn tình hình quân địch.

Một chiến tướng thời xưa khi hành quân thường phải tính toán được cách bày binh bố trận sao cho hợp lý thì mới mong chiến thắng. Trong số các trận đồ nổi tiếng mà người Trung Hoa lưu truyền, Bát trận đồ của Khổng Minh có lẽ đứng đầu bảng, thế nhưng nó chỉ là phần nhỏ của một trận đồ phức tạp sử dụng Hà đồ, Lạc thư.

Áp dụng bát quái và âm dương ngũ hành trong bày binh bố trận

Người Trung Hoa cho rằng trong tự nhiên vốn có ẩn tàng giúp vạn vật sinh sôi biến hóa không ngừng nghỉ, nếu con người có thể thông linh với nó, ắt sẽ khai thác được tối đa sức mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

Hà đồ, Lạc thư – Cội nguồn cho mọi trận đồ của người Trung Hoa cổ - Ảnh 1.

Các trận pháp, trận đồ, kỳ pháp hoặc pháp thuật… đều là sản phẩm của sự tương thông giữa sức mạnh tự nhiên với linh tính của con người. Theo niềm tin này, các nhà quân sự Trung Hoa đã sử dụng lý, tượng, số của "Chu Dịch" làm nền tảng để xây dựng trận pháp.

Hà đồ, Lạc thư – Cội nguồn cho mọi trận đồ của người Trung Hoa cổ - Ảnh 2.

Lý luận bát quái – tổng hợp các học thuyết về thiên địa vũ trụ chủ yếu của Trung Hoa thời cổ - góp phần hình thành lên các trận pháp có kết cấu chặt chẽ phỏng theo mỗi tương quan giữa quý – tiết (tiết khí và 4 mùa), tiết lệnh với ngũ hành và phương vị,… Âm dương, ngũ hành, bát quái, can chi, Hà đồ, Lạc thư đều có mặt trong trận pháp cổ.

Kỳ bí các trận pháp dựa trên Hà đồ, Lạc thư

Theo truyền thuyết xưa kể lại, trên sông Hoàng Hà có xuất hiện một con long mã, thân mang hình vẽ ngoằn ngoèo nên tục gọi là Hà đồ. Còn trên sông Lạc Thủy có con rùa thần nổi lên, trên mai có chấm đen và chấm trắng, số lượng từ 1 đến 9 nên gọi là Lạc Thư.

Nhờ Lạc thư này mà người xưa trị thủy thành công, lại áp dùng vào để chia đất nước thành 9 châu, lập 9 chương đại pháp để cai trị xã hội an ổn. Vì phỏng theo biến hóa trong Hà đồ, Lạc thư mà từ trị thủy đến cai trị đất nước đều thuật lợi suôn sẻ nên cả hai cùng với Bát quái trở thành nền tảng quan trọng của người Trung Hoa.

Hà đồ, Lạc thư – Cội nguồn cho mọi trận đồ của người Trung Hoa cổ - Ảnh 3.

Khi áp dụng Hà đồ, Lạc thư vào thuật bày binh bố trận, người ta nhận ra rằng số lý và phương vị của chúng có thể biến hóa, hỗ trợ lẫn nhau. Các hàng ngang hay chéo của Lạc thư cộng lại đều ra 15 (số cửu cung), tổng tất cả các số là 45. Còn Hà đồ có tổng là 55. Hà đồ, Lạc thư hợp lại ra 100 – số vạn hữu, thiên địa hợp nhất.

Hà đồ, Lạc thư – Cội nguồn cho mọi trận đồ của người Trung Hoa cổ - Ảnh 4.

Người hiện đại gọi Hà đồ, Lạc thư là một loại toán ma phương với các cấp số, các tổng ngang – dọc – chéo đều chỉ có 1 tổng. Khi chia quân đội theo Hà đồ, Lạc thư, số binh lính cũng luôn được duy trì như vậy, giống như âm dương cùng sinh diệt. Nếu nàng số này tiến thì số kia sẽ lùi, giữa hai hàng nếu số chẵn tiến thì số lẻ lùi và ngược lại, nhờ thế mà âm dương điều hòa hợp với quy luật của trời đất.

Hà đồ, Lạc thư – Cội nguồn cho mọi trận đồ của người Trung Hoa cổ - Ảnh 5.

Trận pháp áp dụng theo Hà đồ, Lạc thư thường mượn địa hình thiên nhiên, bố trận dựa vào điều kiện địa lý núi, sông,… để bày binh. Đời Đường, Lý Tịnh cũng dựa vào Hà đồ, Lạc thư để sáng tạo trận Lục Hoa. 

Thời Minh, danh tướng Thích Kế Quang lại sáng tạo ra Uyên Ương trận, bày binh trên mạng lưới sông ngòi dày đặc. Còn thời nhà Thanh, Thái Bình Quân lập trận Bàng Giải (trận hình con cua) để đối phó với quân Thanh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại