7 'ứng viên' sáng giá kiến tạo bước nhảy vọt vĩ đại của loài người: Thế giới gọi tên ai?

Trang Ly |

Đưa con người lên sao Hỏa là bước nhảy vọt tiếp theo trong hành trình khám phá không gian của loài người...

Đưa con người lên sao Hỏa là bước nhảy vọt tiếp theo trong hành trình khám phá không gian của loài người, tuy vậy, hiện nay nó vẫn là một mục tiêu không hề dễ dàng đối với các cơ quan không gian quốc gia và tư nhân trên thế giới. 

Với tất cả các rào cản kinh tế, công nghệ và an toàn phải vượt qua, một số nhà phê bình cho rằng việc gửi các sứ mệnh có người lái đến Hành tinh Đỏ đơn giản là bất khả thi. Điều này giải thích một phần lý do tại sao chiến lược dài hơi của NASA là trước tiên đưa các phi hành gia trở lại Mặt Trăng để "chứng minh khả năng cần thiết cho các sứ mệnh của con người tới sao Hỏa và các điểm đến không gian sâu khác."

Nhưng điều đó không ngăn cản các cơ quan vũ trụ lập kế hoạch cho các sứ mệnh không người lái trên sao Hỏa trong tương lai gần và các sứ mệnh có người lái đầy khát vọng hơn sau đó.

Ba nhiệm vụ sao Hỏa không người lái đã được khởi động trong mùa hè năm 2020. Mùa hè - thời điểm không phải ngẫu nhiên, vì cứ 2 năm một lần, Trái Đất và sao Hỏa lại gần nhau đặc biệt vì quỹ đạo của chúng "đối nghịch", đó là khi khoảng cách Trái Đất-Sao Hỏa nhỏ nhất trong chu kỳ giao hội 780 ngày. Đây là cơ hội tốt để đưa tàu vũ trụ từ Trái Đất lên sao Hỏa (tiết kiệm nhiên liệu và thời gian bay).

7 ứng viên sáng giá kiến tạo bước nhảy vọt vĩ đại của loài người: Thế giới gọi tên ai? - Ảnh 1.

Tính đến ngày 6/10/2020, khoảng cách giữa sao Hỏa và Trái Đất là hơn 62.000 km. Nguồn: Đài quan sát thiên văn quốc gia Nhật Bản.

Vậy khi nào thì sứ mệnh có người lái tới sao Hỏa trở thành hiện thực? Thế kỷ 21 mở ra những cơ hội đầy tiềm năng khi hàng loạt cơ quan, tổ chức tư nhân lấy sao Hỏa làm mục tiêu chinh phục cao nhất.

Vào ngày con người đặt chân lên Hành tinh Đỏ, sự kiện này có thể đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên mà con người sống trên Hành tinh Đỏ trong các khu định cư quy mô lớn và lâu dài. 

Ví dụ, vào năm 2117, UAE muốn xây dựng một thành phố khổng lồ trên sao Hỏa với 600.000 dân, trong khi Giám đốc điều hành SpaceX, Elon Musk đã nói rằng "có thể tạo ra một thành phố tự duy trì trên sao Hỏa vào năm 2050".

Hiện tại, 3 cơ quan vũ trụ đã có kế hoạch thực hiện các sứ mệnh không người lái trên sao Hỏa vào năm 2020, trong khi một số cơ quan hy vọng sẽ khởi động các dự án sao Hỏa vào cuối thập kỷ này.

NASA

Ngày 30/7/2020, tại Trạm Không quân Cape Canaveral, bang Florida (Mỹ), NASA cho phóng robot tự hạnh Perseverance lên sao Hỏa nhằm thực hiện các sứ mệnh: Tìm kiếm dấu hiệu sự sống cổ xưa - Thu thập các mẫu đất đá mang về Trái Đất nghiên cứu - Tạo đà chuẩn bị cho loài người thử nghiệm sản xuất oxy từ khí quyển sao Hỏa.

Perseverance cũng sẽ thử nghiệm trực thăng sao Hỏa (Mars Helicopter) nhỏ có tên Ingenuity. Nếu Ingenuity hoạt động, sẽ thực hiện những chuyến bay chạy bằng động cơ đầu tiên trên một thế giới khác. Và công nghệ mang tên MOXIE sẽ cố gắng hút oxy từ bầu khí quyển sao Hỏa, sau đó đánh giá xem các phi hành gia trên sao Hỏa có thể sử dụng nó vào một ngày nào đó để làm nhiên liệu tên lửa và không khí thở hay không.

7 ứng viên sáng giá kiến tạo bước nhảy vọt vĩ đại của loài người: Thế giới gọi tên ai? - Ảnh 2.

Mô hình robot tự hành Perseverance của NASA. Nguồn: NASA

Cho đến nay, NASA chưa có kế hoạch đưa người lên sao Hỏa sớm. Cơ quan này không có lịch trình chính thức về việc đưa con người lên sao Hỏa và một báo cáo năm 2019 cho thấy cuối những năm 2030 là thời điểm sớm nhất mà họ có thể làm như vậy.

Ưu tiên hàng đầu của họ hiện tại là đưa 2 phi hành gia (1 nữ, 1 nam) trở lại Mặt Trăng vào năm 2024 nhằm mục đích "đưa các phi hành gia lên bề mặt Mặt Trăng không muộn hơn cuối những năm 2020"

Kể từ tháng 5/2020, robot thám hiểm tự hành Curiosity của NASA vẫn đang hoạt động, di chuyển trên bề mặt sao Hỏa với tốc độ tối đa 0,14 km/giờ.

Trung Quốc

Vào năm 2019, Trung Quốc đã hạ cánh thành công một tàu thám hiểm vào vùng tối của Mặt Trăng. Sang năm 2020, quốc gia này nhắm đến một mục tiêu còn tham vọng hơn: Phóng một tàu quỹ đạo, tàu đổ bộ và tàu thám hiểm lên sao Hỏa trong cùng một chuyến đi, điều mà chưa quốc gia nào làm được trước đây. Sứ mệnh đó có tên Tianwen-1 (Thiên vấn-1).

7 ứng viên sáng giá kiến tạo bước nhảy vọt vĩ đại của loài người: Thế giới gọi tên ai? - Ảnh 3.

Bộ ba phương tiện của Tianwen-1 trên sao Hỏa. Ảnh: Nature Astronomy

Ngày 23/7/2020, tên lửa vũ trụ hạng nặng Long March 5 của Trung Quốc đã đưa tàu vũ trụ Tianwen-1 nặng 5 tấn hướng thẳng đến sao Hỏa. Dự kiến đến tháng 2/2021, Tianwen-1 sẽ nhả tàu quỹ đạo bay vào quỹ đạo Hành tinh Đỏ.

Sứ mệnh của Tianwen-1 là tìm kiếm các túi nước bên dưới bề mặt sao Hỏa, đồng thời tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống cổ đại.

Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE)

Với một số thành tựu đạt được trong lĩnh vực công nghệ không gian, UAE đang hướng đến một nền kinh tế tương lai ngoài dầu mỏ.

Vào tháng 7/2020, Trung tâm Vũ trụ Mohammed bin Rashid của UAE có kế hoạch khởi động Sứ mệnh Sao Hỏa Hy vọng (Hope, hoặc EMM - Emirates Mars Mission). Hope chính là dự án chưa một quốc gia nào trên thế giới từng làm trên sao Hỏa: Phóng tàu vũ trụ quay quanh sao Hỏa. Tàu thăm dò này sẽ thực hiện sứ mệnh nghiên cứu các kiểu thời tiết của Hành tinh Đỏ.

Đối với UAE, sứ mệnh được thiết kế để thúc đẩy đất nước hướng tới một nền kinh tế dựa trên tri thức. Omran Sharaf, trưởng sứ mệnh của tàu vũ trụ Hope nói với Space.com: "Đi tới sao Hỏa không phải là mục tiêu chính. Đó là một phương tiện cho một mục tiêu lớn hơn: Thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực giáo dục của chúng tôi, lĩnh vực học thuật."

Nếu thành công, Hope sẽ là sứ mệnh đầu tiên lên sao Hỏa của bất kỳ quốc gia Tây Á, Ả Rập hoặc Hồi giáo nào.

Nhật Bản

Vào năm 2024, Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) có kế hoạch khởi động một sứ mệnh liên hành tinh độc đáo, táo bạo bao gồm việc đưa một tàu thăm dò lên quỹ đạo sao Hỏa, hạ cánh xuống Phobos - mặt trăng của sao Hỏa, thu thập các mẫu bề mặt và sau đó đưa các mẫu đó trở lại Trái Đất vào năm 2029. 

JAXA cho biết, sứ mệnh có 2 nhiệm vụ:

1 là để điều tra xem các vệ tinh của sao Hỏa có phải là tiểu hành tinh bị bắt giữ trong quỹ đạo hành tinh (sao Hỏa) hay không; hay chúng là các mảnh vỡ kết hợp lại sau một vụ va chạm khổng lồ với sao Hỏa. Cũng như thu thập kiến ​​thức mới về quá trình hình thành của sao Hỏa.

2 là để làm rõ các cơ chế kiểm soát sự tiến hóa bề mặt của mặt trăng sao Hỏa và sao Hỏa, đồng thời có được những hiểu biết mới về lịch sử của sao Hỏa, bao gồm cả lịch sử của các mặt trăng sao Hỏa.

SpaceX

Công ty hàng không vũ trụ của Elon Musk đang để mắt đến hai chuyến du hành trên sao Hỏa: Một nhiệm vụ chỉ chở hàng vào năm 2022 và một nhiệm vụ chở con người vào năm 2024. Nhiệm vụ thứ hai sẽ liên quan đến việc xây dựng một kho chứa thuốc phóng và chuẩn bị địa điểm cho các chuyến bay có phi hành đoàn trong tương lai. 

SpaceX đang mô tả những ngày này là "đầy khát vọng." Sau cùng, SpaceX có kế hoạch sử dụng tàu vũ trụ Starship của mình để đưa tỷ phú Nhật Bản Yukazu Maezawa và một số nghệ sĩ lên quỹ đạo Mặt Trăng vào năm 2023. Elon Musk - CEO của SpaceX - cho rằng chuyến đi này sẽ là sứ mệnh đầu tiên của Starship.

7 ứng viên sáng giá kiến tạo bước nhảy vọt vĩ đại của loài người: Thế giới gọi tên ai? - Ảnh 4.

Elon Musk (trái) - CEO của SpaceX và tỷ phú Nhật Bản Yukazu Maezawa. Ảnh: CHRIS CARLSON/ASSOCIATED PRESS

Về tương lai lâu dài của loài người trên hành tinh Đỏ, tủ phú Elon Musk từng nói với Ars Technica: "Có lẽ tôi sẽ chết từ rất lấu trước khi sao Hỏa trở thành hành tinh con người thoải mái sống sót. Nhưng ít nhất tôi có thể "đi dạo vòng quanh" hành tinh này để xem một loạt các tàu đổ bộ khác lên sao Hỏa chứ".

Nga và Liên minh Châu Âu

Roscosmos và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) có kế hoạch gửi một tàu đổ bộ của Nga và một tàu thám hiểm của châu Âu lên bề mặt sao Hỏa vào năm 2022 như một phần của sứ mệnh ExoMars. 

Nhiệm vụ này nhằm mục đích tìm hiểu xem liệu đã từng có sự sống trên sao Hỏa hay chưa. Đây là một phần của dự án sao Hỏa dài hạn bắt đầu vào năm 2016. Giai đoạn thứ hai ban đầu được lên kế hoạch cho năm 2020, nhưng một phần do đại dịch COVID-19, các cơ quan vũ trụ đã quyết định hoãn sứ mệnh lại 2 năm.

"Chúng tôi muốn chắc chắn 100% về một sứ mệnh thành công. Chúng tôi không thể cho phép mình sai sót. Mọi việc cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm đảm bảo chuyến đi an toàn và kết quả khoa học tốt nhất trên sao Hỏa" - Tổng giám đốc ESA Jan Wörner cho biết.

Ấn Độ

Vào năm 2014, Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ đã thực hiện chuyến du hành liên hành tinh đầu tiên với Sứ mệnh Quỹ đạo Sao Hỏa. Nó đánh dấu lần đầu tiên một quốc gia châu Á lên quỹ đạo sao Hỏa, và cũng là lần đầu tiên một quốc gia đến Hành tinh Đỏ thành công trong chuyến du hành đầu tiên. 

Ấn Độ có kế hoạch cho Sứ mệnh quỹ đạo sao Hỏa 2 tiếp theo, nhưng vẫn chưa rõ khi nào và sứ mệnh sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì. Một số báo cáo cho thấy sứ mệnh sẽ bao gồm một tàu thăm dò, tàu đổ bộ và một tàu quỹ đạo.

Bài viết sử dụng nguồn: BT

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại