Tàu ngầm Trung Quốc chạm đáy vực Mariana - nơi được cho là sâu nhất đại dương và livestream về

ĐỨC KHƯƠNG |

Trung Quốc đã phát trực tiếp cảnh quay về chiếc tàu lặn có người lái của họ đậu dưới đáy rãnh Mariana.

Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV cho biết tàu Fendouzhe (hay có tên gọi khác làStriver) cùng với ba nhà nghiên cứu đã lặn xuống độ sâu hơn 10.000 mét xuống rãnh Mariana, phần sâu nhất ở phía tây Thái Bình Dương.

Trên thực tế, đây là khu vực rất khó tiếp cận và chỉ một số ít người trên hành tinh của chúng ta từng được đến thăm đáy rãnh Mariana, đây được côi là khu vực sâu nhất của đại dương, một vùng lõm hình lưỡi liềm trong vỏ Trái Đất có chiều sâu còn lớn hơn cả chiều cao của đỉnh Everest, cao và dài hơn 2.550 km.

Năm 1960, các nhà thám hiểm đầu tiên đã đi tới khu vực rãnh Mariana trong một chuyến thám hiểm ngắn và sau đó, không có bất kỳ nhiệm vụ hay nghiên cứu nào để tiếp cận khu vực này. Mã tới năm 2012, khu vực này lại một lần nữa có sự xuất hiện của con người khi đạo diễn của Hollywood, James Cameron thực hiện chuyến đi một mình đầu tiên xuống đây.

Tàu ngầm Trung Quốc chạm đáy vực Mariana - nơi được cho là sâu nhất đại dương và livestream về - Ảnh 1.

Vực thẳm Challenger là điểm sâu nhất được biết đến trên Trái Đất, nằm ở Thái Bình Dương, ở cuối phía nam của rãnh Mariana gần nhóm đảo Mariana. Vực thẳm Challenger là rãnh sụt tương đối nhỏ ở dưới cùng của một rãnh hình lưỡi liềm lớn hơn đáng kể. Đáy của nó dài là 11,3 km và 1,6 km, độ dốc nhẹ, đảo gần vực thẳm Challenger là đảo Fais (một trong những hòn đảo ngoài của Yap), cách đó 289 km về phía tây nam, và Guam, 500 km về phía đông bắc. Vực thẳm đã được đặt tên tàu khảo sát Hải quân Hoàng gia Anh HMS Challenger.

Đạo diễn Cameron đã mô tả khu vực này là một môi trường "hoang vắng" và "xa lạ".

Còn lần này, trong đoạn video được quay và chuyển tiếp bởi một camera dưới đáy biển sâu trong tuần này cho thấy tàu lặn màu xanh lá cây và trắng của Trung Quốc di chuyển qua vùng nước đen và được bao quanh bởi các đám mây trầm tích khi nó từ từ đáp xuống đáy biển.

Được biết, Fendouzhe đã lặn nhiều lần trong những ngày gần đây. Đầu tháng này, nó đã lập kỷ lục quốc gia của Trung Quốc ở độ sâu 10.909 mét đối với tàu lặn biển sâu có người lái sau khi đậu tại điểm sâu nhất được biết đến của rãnh, Challenger Deep. Nhiệm vụ này được thực hiện vào ngày 10 tháng 11 và đã chiếu video trực tiếp đầu tiên trên thế giới từ Challenger Deep. Kỷ lục này chỉ kém một chút so với kỷ lục thế giới do một nhà thám hiểm Mỹ thiết lập năm 2019 với độ sâu 10.927m.

Chiếc tàu lặn này được trang bị cánh tay robot để thu thập mẫu sinh học và "mắt" của con này này chính là các thiết bị sử dụng sóng âm để xác định các vật thể xung quanh, và việc thực hiện các cuộc lặn lặp đi lặp lại trên thực tế là để kiểm tra khả năng của nó.

Con tàu này mang theo nhiều thiết bị đến nỗi các kỹ sư đã phải thiết kế thêm một phần nhô ra ở phía trước để chứa các vật liệu nổi vào con tàu để giúp duy trì sự cân bằng của nó.

Fendouzhe là tàu lặn có người lái dưới đáy biển sâu thứ ba của Trung Quốc, nhiệm vụ của nó là quan sát "nhiều loài và sự phân bố của sinh vật sống dưới đáy biển", các nhà khoa học trên tàu chia sẻ với CCTV.

Tàu ngầm Trung Quốc chạm đáy vực Mariana - nơi được cho là sâu nhất đại dương và livestream về - Ảnh 2.

Theo phiên bản tháng 8 năm 2011 của GEBCO Gazetteer của Undersea Feature Names, vị trí của vực thẳm Challenger Deep được cho là 11º 22.4'B, 142º 35.5'Đ.

Áp suất nước ở đáy rãnh Mariana là 8 tấn/inch vuông, gấp khoảng một nghìn lần áp suất khí quyển ở mực nước biển. Nhưng với áp suất lớn như vậy, các nhà khoa học vẫn phát hiện ra rằng dưới vùng nước lạnh giá và tối tăm này, sự sống vẫn phát triển một cách đầy lạ kỳ. CCTV cho biết các nhà nghiên cứu Trung Quốc sẽ thu thập các mẫu vật tại đánh rãnh Mariana để phục vụ cho việc nghiên cứu.

Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra các cộng đồng sinh vật đơn bào phát triển mạnh sống trên chất thải hữu cơ dưới đáy biển ở khu vực này.

CCTV cho biết nhiệm vụ cũng sẽ nghiên cứu "vật liệu dưới biển sâu", khi Trung Quốc đẩy mạnh khai thác ở biển sâu.

Trong tháng này, Bắc Kinh đã thành lập một trung tâm nghiên cứu và đào tạo chung với Cơ quan đáy biển quốc tế, nơi sẽ đào tạo các chuyên gia về công nghệ biển sâu cũng như nghiên cứu khai thác các khoáng sản có giá trị dưới đáy đại dương.

Fendouzhe được cho là sẽ thiết lập tiêu chuẩn cho các tàu nước sâu trong tương lai của Trung Quốc.

"Phải mất hơn hai lần thử nghiệm trước khi chúng tôi có thể gọi đó là một thành công thực sự", Zhu Min, nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Trung Quốc tham gia sứ mệnh, nói với CCTV.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại