Chân dung sư phụ đầu tiên của Quách Tĩnh ít người biết

Quốc Tiệp (t/h) |

Quách Tĩnh là nhân vật chính trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu. Môn võ công nổi tiếng của Quách Tĩnh là Hàng long thập bát chưởng.

Trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu của cố nhà văn Kim Dung có mô tả rằng, Quách Tĩnh tuy trí tuệ không bằng người khác lúc nào cũng bị gọi là tên ngốc, đến sư phụ của chàng cũng có lúc chê chàng ngốc, không chỉ khả năng lĩnh hội võ công kém, còn ngốc nghếch trong đối nhân xử thế, không có tâm cơ, thiếu sự khéo léo, không biết cách tính toán cho bản thân.

Chân dung sư phụ đầu tiên của Quách Tĩnh ít người biết - Ảnh 1.

Quách Tĩnh (phải) là người tốt bụng, thật thà.

Tuy nhiên, chính vì không biết mưu mô tính toán, lại rất cần cù, chăm chỉ nên Quách Tĩnh đã được các cao thủ như nhóm Giang nam thất quái, Hồng Thất Công, Chu Bá Thông truyền thụ võ công, trở thành một đại cao thủ trong võ lâm nổi tiếng với tuyệt kỹ Hàng long thập bát chưởng. Nhưng ít ai biết rằng sự phụ đầu tiên của Quách Tĩnh lại là một vị tướng dưới trướng Thành Cát Tư Hãn có tên là Triệt Biệt.

Trong những hồi đầu của tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu, khi còn là cậu bé lớn lên trên thảo nguyên Mông Cổ, Quách Tĩnh đã cứu Triết Biệt (khi bộ lạc Tần Diệc Xích Ngột bị diệt) một vị tướng giỏi của Thành Cát Tư Hãn. Sự việc này dẫn tới sự dạy dỗ về sau của Triết Biệt cho Quách Tĩnh, ông chính là sư phụ dạy Quách Tĩnh thuật bắn cung và cách chiến đấu trên mình ngựa.

Chính nhờ sự truyền thụ của thần tiễn Triết Biệt, Quách Tĩnh đã trở thành một cung thủ siêu phàm và được ví với danh xưng là “Anh hùng xạ điêu”.

Chân dung sư phụ đầu tiên của Quách Tĩnh ít người biết - Ảnh 2.

Triết Biệt là sư phụ dạy Quách Tĩnh thuật bắn cung và cách chiến đấu trên mình ngựa.

Không chỉ là nhân vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung, Triết Biệt còn là nhân vật có thật trong lịch sử. Theo sử liệu, Triết Biệt (?-1225), nguyên có tên là Chích Nhi Khoát A Ngạt là vốn thuộc bộ lạc Tần Diệc Xích Ngột.

Theo Mông Cổ bí sử, năm 1201, Thành Cát Tư Hãn dẫn binh có trận đánh với bộ tộc Tần Diệc Xích Ngột. Trong trận chiến cam go này, Thành Cát Tư Hãn suýt mất mạng sau khi ngựa chiến của ông bị bắn hạ từ phía sau với một mũi tên.

Chân dung sư phụ đầu tiên của Quách Tĩnh ít người biết - Ảnh 3.

Triết Biệt là người có tài bắn cung.

Về sau, Thành Cát Tư Hãn nói chuyện với các tù binh Tần Diệc Xích Ngột mà quân đội Mông Cổ bắt được và yêu cầu họ nói ra người nào đã bắn tên vào ngựa chiến của ông. Khi ấy, một tù binh Tần Diệc Xích Ngột đã dũng cảm đứng dậy và thừa nhận mình là cung thủ bắn tên vào ngựa của Thành Cát Tư Hãn. Sau khi nghe người tù binh trên nói, Thành Cát Tư Hãn bị ấn tượng mạnh trước sự gan dạ của người này và bổ nhiệm ông làm chỉ huy trong quân đội của mình.

Về sau, Thành Cát Tư Hãn đặt cho người lính gan dạ trên biệt danh “Triết Biệt” (có nghĩa là mũi tên) nhằm kỷ niệm cuộc gặp đầu tiên giữa 2 người trên chiến trường. Triết Biệt là một nhân tài quân sự hiếm có và cũng là minh chứng tuyệt vời cho thấy khả năng phát hiện và trọng dụng người tài của Thành Cát Tư Hãn.

Chân dung sư phụ đầu tiên của Quách Tĩnh ít người biết - Ảnh 4.

Cảnh trong phim Anh hùng xạ điêu.

Cùng với Tốc Bất Đài, Triết Biệt đã lập được rất nhiều chiến tích và trở thành cánh tay vô cùng đắc lực của Thành Cát Tư Hãn. Ông đã góp phần không nhỏ cùng với vị khả hãn tài ba của mình lập nên được kỳ tích quân sự "vô tiền khoáng hậu" trong lịch sử. Đó chính là làm chủ một vùng lãnh thổ liền kề trải rộng khắp Á-Âu.

Năm 1225, Triết Biệt cùng Tốc Bất Đài thực hiện cuộc hành quân hướng đến vương quốc Kievan Rus - chính là nước Nga, Ukraine và Belarus ngày nay. Sau chiến dịch thắng lợi, trên đường trở về, Triết Biệt bị ốm chết tại khu vực sông Imil, vùng Tarbagatai, khi ông còn khá trẻ.

Theo sách Mông Cổ bí sử, Triết Biệt được hậu thế ghi nhận là cung thủ giỏi nhất của quân đội Mông Cổ lúc bấy giờ.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại