Chung kết Olympia bị nhận xét câu hỏi nhàm chán, toàn kiến thức học thuộc lòng, không có câu Tiếng Anh nào

VŨ TRỊNH |

Nhiều người cho rằng, chung kết Olympia năm nay thiếu kịch tính và không có đất để thí sinh thể hiện khả năng tư duy, logic.

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 đã khép lại với việc tìm ra chủ nhân của chiếc vòng nguyệt quế sơn son thiếp vàng - nữ sinh Nguyễn Thị Thu Hằng, học sinh lớp 12B1 - Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình. Sau 4 vòng thi, cô gái duy nhất của cuộc đua về đích với tổng số 235 bằng chiến thuật hợp lý và tâm lý tự tin, thoải mái.

Tuy nhiên, nhiều khán giả của chương trình đã nhận định rằng, cuộc đua đến giải thưởng 40.000 USD năm nay khá nhàm chán và không đủ gay cấn để xứng tầm với một trận chung kết kỷ niệm 20 năm phát sóng. Theo đó, các ý kiến đều cho thấy năm nay có quá nhiều câu hỏi xã hội, yêu cầu thí sinh phải trả lời các kiến thức lịch sử, địa lý, văn hóa, thời sự...

Các phần thi không nhiều câu hỏi có đất để cho thí sinh thể hiện tư duy, logic mà chủ yếu trọng tâm rơi vào các dạng hỏi thuộc lòng hay các vấn đề hiểu biết chung.

Vòng thi Về đích 4 thí sinh có tổng cộng 12 câu hỏi ở các mức điểm 10, 20 và 30.

Tuy nhiên, sự phân bố các môn học lại không đồng đều, có đến 4 câu hỏi Lịch sử được đưa ra, trong đó có 2 câu 30 điểm dưới dạng video, còn lĩnh vực Khoa học tự nhiên gồm 5 câu, trong đó chỉ có 1 câu Toán học phải dùng đến máy tính, 3 câu còn lại thuộc phần kiến thức Văn học và các kiến thức xã hội nói chung. Đặc biệt, năm nay không hề có câu hỏi Tiếng Anh nào xuất hiện, dù năm ngoái có đến 2 lần Tiếng Anh là đề thi của thí sinh trong trận chung kết.

Chung kết Olympia bị nhận xét câu hỏi nhàm chán, toàn kiến thức học thuộc lòng, không có câu Tiếng Anh nào - Ảnh 1.
Chung kết Olympia bị nhận xét câu hỏi nhàm chán, toàn kiến thức học thuộc lòng, không có câu Tiếng Anh nào - Ảnh 2.
Chung kết Olympia bị nhận xét câu hỏi nhàm chán, toàn kiến thức học thuộc lòng, không có câu Tiếng Anh nào - Ảnh 3.
Chung kết Olympia bị nhận xét câu hỏi nhàm chán, toàn kiến thức học thuộc lòng, không có câu Tiếng Anh nào - Ảnh 4.
Chung kết Olympia bị nhận xét câu hỏi nhàm chán, toàn kiến thức học thuộc lòng, không có câu Tiếng Anh nào - Ảnh 5.

Nhiều người còn đưa ra ý kiến về mức độ chênh lệch giữa các bộ câu hỏi của từng thí sinh ở phần Khởi động.

Theo đó, các tài khoản đều bình luận cho rằng bộ câu hỏi của Tuấn Kiệt "khó nuốt" hơn rất nhiều so với 3 thí sinh khác, do đó làm mất cô hội đoạt điểm cao. Trong phần thi này của nam sinh đến từ Quảng Trị, có đến 9 lần những câu hỏi Lịch sử - Văn học - Xã hội xuất hiện.

Kết thúc phần thi đầu tiên của mình, Tuấn Kiệt chỉ trả lời đúng vỏn vẹn 3 câu và mang về 30 điểm. Tuy vậy, màn Khởi động xuất sắc của Quốc Anh và Thu Hằng sau đó là điều không thể phủ nhận.

Chung kết Olympia bị nhận xét câu hỏi nhàm chán, toàn kiến thức học thuộc lòng, không có câu Tiếng Anh nào - Ảnh 6.

Câu hỏi Toán học duy nhất mà thí sinh cần đến sự trợ giúp của máy tính nằm ở gói Về đích của Tuấn Kiệt. Câu hỏi có nội dung: "Cho các chữ cái O, L, Y, M biểu thị các chữ số khác nhau và tổng của OLYM, LOMY, YMOL, MYLO bằng 29997. Hỏi tổng của O + L + Y + M bằng bao nhiêu?".

Nội dung câu hỏi này đã khuất phục toàn bộ đoàn leo núi và không ai đưa ra được đáp án đúng. Ngoài câu hỏi này, có đến 8 lần nữa các câu hỏi phần Về đích làm khó thí sinh và chỉ 3 lần các đáp án đúng được ra.

Điều này làm khán giả cảm thấy các gói câu hỏi có tính chất đánh đố quá cao. Một khán giả nhận xét: "Đồng ý rằng trận chung kết sẽ khó hơn, hóc búa hơn và nền tảng kiến thức là vô hạn nhưng với những câu hỏi quá khó ở phần Về đích thì ai may mắn có lợi thế ở các vòng thi trước sẽ có cơ hội giành chiến thắng."

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại