Trung Quốc lãnh thêm đòn cứng rắn từ Mỹ liên quan tới Tân Cương

H.Bình |

Các quan chức biên giới Mỹ được lệnh chặn các lô hàng quần áo, bộ phận máy vi tính, cà chua và các sản phẩm khác được sản xuất tại Tân Cương - Trung Quốc.

Đây là động thái mới nhất của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm gây áp lực lên Trung Quốc về vấn đề người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương . Washington đưa ra những lo ngại về tình trạng mà theo họ là sử dụng "lao động cưỡng bức" tại khu tự trị này.

Chia sẻ với phóng viên tại một cuộc họp trực tuyến, ông Kenneth Cuccinelli - quyền Thứ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ, cho biết chính phủ Mỹ đang tiến hành phân tích pháp lý sâu hơn về các lệnh cấm nhập khẩu ở Tân Cương.

Dựa theo luật pháp lâu đời của nước Mỹ, lệnh WRO cho phép CBP giam giữ các lô hàng nghi là liên quan đến sức lao động cưỡng ép để chống lại hành vi buôn người, sử dụng lao động trẻ em và các hành vi vi phạm nhân quyền khác.

Theo số liệu thống kê của chính phủ Mỹ, khoảng 85% sản phẩm bông của Trung Quốc được sản xuất ở Tân Cương. Mỹ nhập khẩu 50 tỉ USD hàng dệt may từ Trung Quốc năm 2019. Khu vực này cũng là một nguồn cung hóa dầu và các hàng hóa khác cho các nhà máy Trung Quốc.

Theo đó, ngày 14-9, Cơ quan Biên phòng và Hải quan Mỹ (CBP) đưa ra thông báo về các hạn chế mới đối với bông và sản phẩm may mặc nhập khẩu từ Tân Cương. Các hạn chế này được nêu rõ trong 5 Lệnh hủy bỏ (WRO).

Trong đó, có một lệnh WRO áp dụng với tất cả mặt hàng cotton "được sản xuất và gia công" bởi Công ty Xinjiang Junggar Cotton & Linen. Một WRO khác áp dụng với sản phẩm may mặc của Công ty may mặc Yili Zhuowan và Công kinh Kinh doanh Thương mại Baoding LYSZD đều ở Tân Cương.

Ông Mark Morgan, đại diện CBP, cho biết: "Đây không phải là các lệnh hủy bỏ (WRO) đầu tiên mà Mỹ đưa ra với các hàng hóa Trung Quốc và tôi có thể nói với mọi người rằng tôi hoàn toàn tự tin đây không phải là lệnh cuối cùng".

Ngoài sản phẩm bông, WRO mới của Mỹ cũng nhắm đến các linh kiện máy tính của công ty Công nghệ Hefei Bitland ở tỉnh An Huy, các sản phẩm tóc người sản xuất từ một khu công nghiệp ở Tân Cương.

Lệnh WRO cuối cùng áp dụng đối với tất cả sản phẩm sử dụng lao động từ Trung tâm đào tạo việc làm số 4 ở huyện Lop (Lạc Phổ), địa khu Hotan (Hòa Điền), Tân Cương.

Trung Quốc lãnh thêm đòn cứng rắn từ Mỹ liên quan tới Tân Cương - Ảnh 2.

Lực lượng an ninh trước đền thờ của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Ảnh: AP

Lệnh cấm của CBP có thể ảnh hưởng đáng kể đến các nhà bán lẻ và nhà sản xuất hàng may mặc của Mỹ. Lệnh cấm cũng có thể khiến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump đang gia tăng sức ép với Trung Quốc về vấn đề liên quan tới cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Hồi tháng 3, các nhà lập pháp Mỹ đã đề xuất dự luật với lập luận rằng tất cả hàng hóa được sản xuất ở Tân Cương đều được sản xuất bằng lao động bị cưỡng bức và yêu cầu các sản phẩm phải được chứng nhận.

Ông Mark Morgan, quyền ủy viên của CBP, nhấn mạnh các lệnh cấm hôm 14-9 "truyền tải thông điệp rõ ràng đến cộng đồng quốc tế rằng Mỹ sẽ không dung thứ cho các hoạt động cưỡng bức lao động, vô nhân đạo và bóc lột trong các chuỗi cung ứng".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại