Băng tan tại Bắc Cực để lộ hài cốt voi ma mút 10.000 năm tuổi vẫn còn nguyên gân và da

Anh Việt |

Được biết, các nhà khảo cổ học đã dành 5 ngày cày xới lớp phù sa của hồ Pechenelava-To ở bán đảo Yamal để khai quật xương của voi ma mút sau khi nó được người dân địa phương phát hiện.

Nhiều mảnh xương voi ma mút có niên đại khoảng 10.000 năm tuổi vừa được các nhà khảo cổ học người Nga tìm thấy từ một hồ nước ở bán đảo Yamal vào cuối tháng 7 vừa qua, theo Reuters.

Băng tan tại Bắc Cực để lộ hài cốt voi ma mút 10.000 năm tuổi vẫn còn nguyên gân và da - Ảnh 1.

Được biết, các nhà khảo cổ học đã dành 5 ngày cày xới lớp phù sa của hồ Pechenelava-To ở bán đảo Yamal để khai quật xương của voi ma mút sau khi nó được người dân địa phương phát hiện.

Đáng chú ý, do bị chôn vùi hàng nhìn năm dưới lớp băng vĩnh cửu, các mảnh xương sau khi khai quật được miêu tả là trong trạng thái được bảo quản tốt một cách "đáng kinh ngạc". Một số phần như xương sọ, xương sườn và chân trước của con voi ma mút sống cách đây hàng nghìn năm này còn giữ được gân, da và thậm chí là phân.

Băng tan tại Bắc Cực để lộ hài cốt voi ma mút 10.000 năm tuổi vẫn còn nguyên gân và da - Ảnh 2.

Theo Reuteus, con voi ma mút được các nhà khảo cổ học đặt tên là Tadibe, dựa theo tên của một người dân địa phương phát hiện ra nó. Mẫu vật này được cho là của một con đực trưởng thành từ 15 đến 20 tuổi và cao khoảng 3 m.Các nhà khoa học hiện chưa thể xác định tuổi của sinh vật này vào thời điểm nó tử vong.

Băng tan tại Bắc Cực để lộ hài cốt voi ma mút 10.000 năm tuổi vẫn còn nguyên gân và da - Ảnh 3.

Voi ma mút được cho là đã tuyệt chủng cách đây khoảng 10.000 năm. Mặc dù vậy, các nhà khoa học cho rằng một số ít voi ma mút còn sót lại có thể tồn tại lâu hơn ở Alaska và trên đảo Wrangel của Nga, ngoài khơi bờ biển Siberia.

Đại diện viện Shemanovsky ở Salekhard (Nga), bà Yevgeniya Khozyainova cho biết việc tìm thấy bộ xương hoàn chỉnh của một con voi ma mút là tương đối hiếm. Phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học đào sâu tìm hiểu kỹ hơn về voi ma mút và vén màn bí ẩn nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng quy mô lớn của loài vật từng thống trị vũng lãnh nguyên hàng trăm nghìn năm.

Băng tan tại Bắc Cực để lộ hài cốt voi ma mút 10.000 năm tuổi vẫn còn nguyên gân và da - Ảnh 4.

Thời gian qua, các nhà khoa học Nga đã tìm thấy ngày càng nhiều xương động vật từ thời tiền sử tại vùng Siberia rộng lớn. Biến đổi khí hậu đang khiến vùng Bắc Cực ấm lên với tốc độ nhanh hơn so với phần còn lại của thế giới, làm lộ ra vùng đất của một số khu vực vốn bị vùi lấp trong băng vĩnh cửu.

Năm 2018, các nhà khoa học đã tìm thấy xương một chú chó từ thời tiền sử, với niên đại vào khoảng 18.000 năm tuổi, bên dưới lớp băng vĩnh cử ở vùng Viễn Đông của Nga. Trong quá khứ, các nhà khoa học Nga từng tìm thấy hóa thạch voi ma mút có niên đại 30.000 năm tuổi.

Tham khảo Reuteus

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại