1001 thắc mắc: Loài ruồi nào nguy hiểm nhất hành tinh?

Châu Anh (t/h) |

Sở hữu những chiếc răng vô cùng sắc nhọn, chúng sử dụng thứ vũ khí trời ban này để phá tan lớp da con mồi và hút máu. Sau khi bị loài ruồi này đốt, người bệnh sẽ lâm vào trạng thái rối loạn giấc ngủ, lú lẫn, hôn mê rồi tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Ruồi xê xê hay ruồi tse-tse/Tsetse,tên khoa học là Glossina là một loài ruồi vùng nhiệt đới châu Phi thuộc Họ Glossinidae trong liên họ Hippoboscoidea, trong đó chỉ có một chi bao gồm các loài ruồi xê rê ở châu Phi mang và truyền bệnh, đặc biệt là chứng ngủ thiếp khi châm vào người và động vật.

Ruồi tsetse mang kí sinh trùng mang mầm bệnh ngủ ở người và bệnh magana ở động vật. Động vật mắc bệnh magana sẽ có triệu chứng sốt, yếu ớt và sụt cân khiến vật nuôi sẽ suy yếu đến chết.

Đối với con người, sau khi bị ruồi tsetse đốt, nạn nhân có thể sẽ mắc một căn bệnh gọi là bệnh ngủ do ký sinh trùng Trypanosoma lây lan từ vết đốt. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường có triệu chứng sốt, đau đầu, đau ngứa cơ, khớp.

Sau vài tuần người bệnh sẽ rơi vào trạng thái lú lẫn, rối loạn giấc ngủ, hôn mê rồi tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

1001 thắc mắc: Loài ruồi nào nguy hiểm nhất hành tinh? - Ảnh 1.

Ruồi xê xê có thể cướp đoạt mạng sống con người chỉ sau một cú chích.

Sinh vật nhỏ bé này chính là thủ phạm reo rắc cái chết cho 50-500 nghìn người và 3 triệu gia súc mỗi năm.

Không giống như muỗi và các loại ruồi đốt khác, chỉ có con cái hút máu, đối với ruồi xê xê ở Châu Phi thì cả con đực và con cái đều hút máu.

Loài ruồi nào to như lòng bàn tay?

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng ruồi có thể... to bằng lòng bàn tay chưa? Đó là những cá thể ruồi thuộc nhóm ruồi mydas.

Nhóm ruồi Mydas hay còn gọi là Mydidae có tới hơn 400 loài, xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở những khu vực có khí hậu nóng, ẩm và thảm thực vật cây bụi. Nổi bật hơn hẳn trong nhóm ruồi này là Gauromydas heros (hay Mydas heros).

Theo nhiều báo cáo, ruồi Gauromydas heros có chiều dài lên tới 7cm (gấp gần 10 lần so với ruồi thông thường). Đây cùng là kích thước lớn nhất loài ruồi có thể đạt tới trong điều kiện môi trường khí hậu hiện nay của Trái đất.

1001 thắc mắc: Loài ruồi nào nguy hiểm nhất hành tinh? - Ảnh 2.

Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về đời sống của ruồi Mydas nhưng theo những gì đã quan sát được, cá thể ruồi đực trưởng thành kiếm ăn từ mật hoa, nhưng ấu trùng của chúng lại là loài ăn thịt.

Cụ thể, những cá thể ruồi đực G. heros sẽ bảo vệ ụ đất - thông thường là tổ của một loài kiến - để ruồi cái sẽ đẻ trứng vào đó. Thức ăn của những ấu trùng này chính là ấu trùng của các loài côn trùng sống nhờ vào chất thải của kiến.

Một số loài ruồi khác như Mydas ventralis cũng có tập tính bảo vệ lãnh thổ. Trong đó, những cá thể ruồi đực thường đậu trên cao, quan sát xung quanh và sẵn sàng chiến đấu với địch thủ cùng loài.

Vì sao ruồi đập cánh lại kêu còn bướm đập cánh không kêu?

Khi ruồi muỗi lượn quanh, từ xa, bạn đã nghe thấy tiếng “động cơ” vo vo của chúng. Nhưng bướm thì dù có ghé sát tai vào bạn cũng không thể nghe được gì cả. Phải chăng ruồi muỗi có cơ quan "phát thanh" đặc biệt?

Thật ra, tiếng kêu đó chỉ là do dao động do cánh gây ra mà thôi. Để chứng minh vấn đề này, chúng ta hãy làm thí nghiệm sau: lấy một mảnh tre mỏng rồi khua lên khua xuống trong không khí. Nếu khua nhẹ, bạn sẽ không nghe thấy gì, nhưng nếu khua mạnh, sẽ có tiếng vù vù rất rõ.

Âm thanh truyền đến tai ta là do tai cảm nhận được các dao động trong không khí. Tuy nhiên, ta chỉ có thể nghe được những rung động có tần số từ 20 đến 20.000 lần mỗi giây. Nếu thấp hoặc cao hơn khoảng này chúng ta đều không nghe thấy. Điều đó giải thích vì sao mảnh tre khua chậm thì im hơi lặng tiếng, nhưng khi khua nhanh sẽ tạo ra tiếng xé gió vù vù.

Côn trùng khi bay phát ra âm thanh cũng giống như nguyên lý kể trên. Các nhà khoa học cho biết, mỗi giây, ruồi nhặng vỗ cánh từ 147-220 lần, muỗi là 594 lần, thậm chí có loài còn vỗ 1000 lần, ong mật vỗ 260 lần. Nhưng bướm trắng thì chỉ lập lờ có... 6 lần, bướm gai 5 lần. Chính vì thế mà chúng bay hoàn toàn yên lặng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại