'Nội chiến' trong tứ đại nọc độc Ấn Độ: Con rắn có nọc độc mạnh gấp 15 lần bị ăn thịt

Hoa Hướng Dương |

Tứ đại nọc độc là nhóm 4 loại rắn cực độc ở Ấn Độ gồm: cạp nong Ấn Độ, rắn lục hổ bướm, rắn lục hoa cân và rắn hổ mang Ấn Độ.

Một con rắn hổ mang Ấn Độ (tên khoa học là Naja naja) đã phát hiện ra một con rắn cạp nong Ấn Độ tên khoa học Bungarus caeruleus). Cạp nong Ấn Độ là một loài rắn kịch độc, và là một trong những loài rắn gây ra số ca tử vong hàng đầu tại Ấn Độ, với độc tố thần kinh mạnh, có thể gây liệt cơ.

Nội chiến trong tứ đại nọc độc Ấn Độ: Con rắn có nọc độc mạnh gấp 15 lần bị ăn thịt - Ảnh 1.

Theo thống kê năm 2005, mỗi năm Ấn Độ có khoảng 50.000 người chết vì rắn độc cắn. Ảnh: Deccanherald

Mỗi năm, loài rắn này giết chết trung bình khoảng 3.000 người, trong tổng số 50 ngàn người chết vì rắn độc cắn tại Ấn Độ - theo thống kê của nhà nghiên cứu Prabhat Jha, làm việc tại Đại học Toronto.

So với rắn hổ mang Ấn Độ, nọc độc của cạp nong Ấn Độ mạnh hơn tới 15 lần. Thế nhưng trong tình huống này, con hổ mang không một chút ngần ngại, đã hạ sát và ăn thịt luôn đối thủ của mình.

Hổ mang cũng thường là loài ăn thịt các loài rắn khác và miễn nhiễm nọc độc con mồi nên ngay cả rắn cạp nong cũng dễ dàng bị hạ gục.

Xem video:

Hổ mang nuốt cạp nong cực độc ở Ấn Độ

Nguồn: Mobarak SnakeSaver

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại