Loài sên biển nào chứa chất độc, hình dáng giống quái vật ngoài hành tinh?

CHÂU ANH |

Loài sên biển này chủ yếu lợi dụng sự dãn nổi của mặt nước, kết hợp với gió và các dòng hải lưu để di chuyển. Cơ thể của chúng có màu sắc xanh trắng hài hòa, giúp chúng ngụy trang rất tốt. Tuy kích thước nhỏ bé nhưng hình dáng của sinh vật biển này hệt như những con quái vật ngoài hành tinh.

Con sên biển có tên khoa học Glaucus atlanticus, nhưng thường được gọi là rồng xanh, hay sên hải thần.

Khi trưởng thành, sên hải thần chỉ dài khoảng 3cm, rất nhỏ nhắn, xinh xắn, thế nhưng các chuyên gia đã đưa ra lời cảnh báo, những sinh vật này tuy rằng thoạt nhìn rất đẹp, nhưng chúng có độc.

Loài sên biển nào chứa chất độc, hình dáng giống quái vật ngoài hành tinh? - Ảnh 1.

Tuy có cuộc sống khá “nhàn hạ” nhưng loài vật này không hoàn toàn vô hại. Loài động vật không xương sống, chỉ dài 3cm này lại có một thực đơn “quái đản”. Nó ăn những động vật cực độc như sứa biển, đặc biệt là loài Portugese Man-O’-War, một loài được biết đến với “chiến tích” giết người và để lại những vết chích cực kỳ đau đớn.

Glaucus có thể nuốt trọn con sứa mà không hề đau đớn, bởi dưới lớp da của loài này có chứa những chiếc đĩa, có tác dụng như những barrier, và tiết ra những chất nhầy để bảo vệ rồng xanh khỏi tác động của những cú chích này.

Không chỉ có khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi chất độc, nó có thể dự trữ lượng chất độc này để sử dụng sau. Chất độc được “cất” trong những “ngón tay” gắn liền với cơ thể. Rồng xanh có khoảng 84 “ngón tay” như thế.

Khi không có đủ thức ăn, nó có thể ăn bất cứ thứ gì để tồn tại. Các nhà khoa học cho rằng loài rồng xanh Glaucus này còn độc hơn cả sứa Man-O’-War.

Loài sên biển nào chứa chất độc, hình dáng giống quái vật ngoài hành tinh? - Ảnh 2.

Vì thế khi tình cờ gặp những con sên biển đẹp đẽ này, hãy tránh xa và không dùng tay để trực tiếp bắt lấy nó.

Rồng xanh sẽ tiêu hóa những tua chứa độc của sứa lông châm. Nó không chỉ miễn dịch với chất độc của sứa, mà rồng xanh còn lợi dụng chính độc tố này để làm vũ khí tự vệ. Nó tập trung, lưu trữ độc tố ở các gai nhọn trên thân (bộ phận giống như ngón tay của nó) để sử dụng về sau.

Tuy thuộc họ động vật thân mềm nhưng loài này hoàn toàn không hề có vỏ.  Nó được phát hiện lần đầu vào thế kỷ 17.

Rồng xanh là loài lưỡng tính. Khi giao phối, cả 2 con đều đẻ trứng. Chúng đẻ trứng lên những mẩu gỗ trôi trên biển hoặc trên xương của kẻ thù.

Chúng dành phần lớn thời gian cuộc đời mình trôi nổi trong làn nước xanh của Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Thứ khiến chúng có thể nổi được trên mặt nước chính là những quả bóng không khí ở dưới bụng.

Loài này có thể đánh lừa kẻ thù bằng cách ngụy trang. Cơ thể chúng có những mảng màu xanh sáng và tối để giúp chúng ngụy trang được khi đang trôi nổi trên những con sóng đại dương.

Có hơn 2000 loài sên biển dưới đáy đại dương

Sên biển là tên gọi chỉ chung những loài động vật không xương sống ở biển có bề ngoại giống như sên. Chúng có cơ thể gần như trong suốt và bơi theo hướng thẳng đứng bằng các vây mềm. Hầu hết sên biển là ốc sên đã bị mất vỏ và mang các đặc điểm mới thông qua quá trình tiến hóa. 

Ví dụ sên Sacoglossan còn được gọi là "sên năng lượng mặt trời" vì chúng ăn tảo và hấp thụ chất diệp lục của tảo đưa vào nuôi dưỡng các mô - quá trình chỉ xảy ra ở những loài sinh vật đơn bào.

Trong tự nhiên có nhiều loài sên biển với những hình dáng, đặc tính khác nhau. Có loài trông cứ như chú cừu non, có loài giống chiếc lá, cũng có loài hình thù kỳ lạ như đến từ hành tinh khác... Một số loài sên biển đực như loài Goniobranchus reticulatus hay còn gọi là Chromodoris reticulata thường vứt bỏ cơ quan sinh dục cũ sau mỗi lần quan hệ, mọc lại cái mới và tiếp tục với cuộc giao phối mới như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Sau khi giao phối, sên biển đực tách mình khỏi đối tác, bò đi với dương vật được kéo theo sau lưng. Khoảng 20 phút sau, dương vật đó tách rời ra. Chiều dài dương vật ở sên biển rụng mất 1/3 sau mỗi lần giao phối và cơ quan này sẽ lại mọc nguyên như mới, việc mất và mọc lại cơ quan sinh dục không ngăn cản đời sống tình dục sung mãn của sên biển, một cá thể thực hiện 3 lần giao phối chỉ cách nhau khoảng 24 giờ.

Có hơn 2.000 loài sên biển đã được biết đến và hàng ngày vẫn có thêm nhiều loài mới được phát hiện. Chúng được tìm thấy ở hầu khắp các đại dương trên thế giới nhưng phổ biến nhất là những vùng nước nông. Tên khoa học của chúng Nudibranchia, có nghĩa là những con ốc mất vỏ, dùng để miêu tả những chiếc sừng và vây mềm được gắn trên lưng chúng.

Sên biển thường có cơ thể hình chữ nhật và vô cùng đa dạng về kích thước, màu sắc. Chúng có thể dày hoặc dẹt, dài hoặc ngắn, có màu sặc sỡ hoặc chỉ có màu nâu xám để tuỳ vào môi trường sống xung quanh. Loài động vật này có kích thước từ 6,5 cm tới 30 cm, kích thước phụ thuộc rất nhiều vào vùng biển và chuỗi thức ăn trong vùng.

Sên biển là loài động vật ăn thịt rất chậm chạp, hầu như chỉ kiếm ăn quanh khu vực chúng sinh sống. Món ăn ưa thích chủ yếu là tảo, bọt biển, hải quỳ, san hô, động vật chân tơ và cả một số loài sên biển khác. Để xác định con mồi, chúng sử dụng hai xúc tu có tính nhạy cảm rất cao, được gọi là “cuống khứu giác” nằm trên đỉnh đầu.

Sên biển chuyển hóa màu sắc từ những thứ mà chúng đã ăn, điều này giúp có thể dễ dàng ngụy trang. Một số thí nghiệm còn cho thấy loài động vật đặc biệt này còn giữ lại các chất độc của con mồi và sử dụng như một loại vũ khí để chống lại kẻ thù.

Sên biển là loài động vật lưỡng tính, chúng có thể giao phối với bất kỳ thành viên trưởng thành nào trong loài. Tuổi thọ của chúng thay đổi rất nhiều, một số loài chỉ sống được một tháng trong khi một số khác có thể sống đến hơn một năm.

Clip nguồn youtube.

Ngỡ ngàng những loại sên biển đẹp mê hồn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại