Nhu cầu ngày càng tăng của người TQ đẩy 'linh dược" dưới đáy biển tới nguy cơ tuyệt chủng

An An |

Người TQ đánh giá cao "linh dược" này không chỉ vì hương vị mà còn vì giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại.

Hải sâm giống như gà vậy, Cong Xuanzhi giải thích và cho biết, ông không phải đang nhận xét về hương vị.

Ông đang nói về việc hải sâm - họ hàng xấu xí của sao biển và nhím biển, làm thế nào có thể xuất hiện trên bàn ăn của người Trung Quốc ngày nay.

"Một số bị nuôi nhốt", Cong Xuanzhi nói. Mặc quần yếm màu xanh da trời và đi ủng cao su màu trắng, ông đứng bên ngoài một ngôi nhà dài xây bằng gạch, bên trong có 54 hồ nước chứa đầy hải sâm và mùi nước biển phát tán khắp không gian. "Có một số là nuôi thả".

Nói đúng ra, đây chỉ là một phép ẩn dụ vì những sinh vật này dường như bất động trong đời sống của chúng. Tuy nhiên, theo The New York Times (Mỹ), những lời của Cong Xuanzhi đã phản ánh kết quả về sự chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc, giúp hàng triệu người thoát nghèo và khơi dậy khẩu vị ẩm thực của người dân nước này.

Nhu cầu ngày càng tăng của người TQ đẩy linh dược dưới đáy biển tới nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh 1.

Chợ hải sản ở Đại Liên bày bán hải sâm khô. Ảnh: NYT

Ở Trung Quốc, hải sâm được đánh giá cao trong nhiều thập kỷ không chỉ vì hương vị mà còn vì giá trị dinh dưỡng. Chúng được cho là có đặc tính y học, điều trị các bệnh từ viêm khớp đến yếu sinh lý.

Tuy nhiên, ngay cả trên đảo Quảng Lộc, gần bán đảo Liêu Đông, nơi nổi tiếng về hải sâm thì hải sâm tự nhiên đã trở thành loài quý hiếm. Trong nhiều thập kỷ, nhiều loài trong tự nhiên đã bị cạn kiệt bởi nhu cầu của con người.

Do đó, các nhà chức trách đã yêu cầu chuyển hướng sang nuôi trồng - một số trong số chúng được giữ cố định trong các lồng bè hoặc ao gần bờ biển, trong khi một số khác được nuôi ở các vùng biển gần với môi trường sống tự nhiên của chúng.

Toàn bộ nỗ lực này nhằm để thúc đẩy sự bùng nổ trong nền kinh tế địa phương và định hình lại các khu vực ven biển phía đông Liêu Ninh.

Nhà hải dương học Bao Vân Bằng cho biết, hải sâm đã trở thành sản phẩm hải sản nuôi trồng có giá trị nhất của Trung Quốc, với giá trị sản lượng hàng năm hơn 8 tỷ USD. Theo ông này, hải sâm rất có ích cho môi trường và nếu chúng tuyệt chủng thì toàn bộ chuỗi thức ăn ở biển sẽ bị phá hủy.

Hải sâm rất được tôn trọng ở Đại Liên và khu vực lân cận. Các nhà hàng ăn và chợ hải sản đều dựng tượng chúng. Thậm chí, còn có một khu nghỉ mát theo chủ đề hải sâm với các khách sạn, bảo tàng và linh vật tượng trưng.

Wanbao Seafood Fang là một trong những nhà hàng hải sản nổi tiếng nhất của Đại Liên khi các video về hải sâm được phát sóng liên tục, bao gồm một đoạn clip có phụ đề của Fox News, thảo luận về việc chúng có thể trở thành "linh dược" chữa bệnh ung thư.

Nhu cầu ngày càng tăng của người TQ đẩy linh dược dưới đáy biển tới nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh 2.

Hải sâm tươi được các công nhân sơ chế trước khi bán cho khách hàng. Ảnh: NYT

Loài hải sâm bản địa được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt vào bảy loài hải sâm có nguy cơ tuyệt chủng và chín loài hải sâm khác được liệt kê là dễ bị tổn thương.

Theo ước tính, 70% các loài hải sâm ăn được trên thế giới bị khai thác quá mức - ở Nam Thái Bình Dương đến Địa Trung Hải, Vịnh Mexico.

Giống như Cong Xuanzhi và những người khác trong ngành, ông Bao cho rằng, hải sâm nuôi nhốt và hải sâm tự nhiên dường như không có nhiều sự khác biệt. "Về căn bản, không có sự khác biệt quá lớn", ông nói.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ như vậy.

"Sự khác biệt là rõ ràng," Mou Jie nói. Cô và những người bạn của mình lái xe trong hai giờ từ Đại Liên, lên phà và đến đảo Quảng Lộc sau gần một giờ.

Gai của hải sâm tự nhiên lớn hơn và trắng hơn. Do sống ở vùng nước lạnh nên hải sâm tự nhiên phát triển chậm hơn và thường mất ba năm để trưởng thành, vì vậy chúng có giá trị dinh dưỡng cao hơn.

Còn một sự khác biệt nữa là: Dù là hải sâm tươi, hải sâm sơ chế hay hải sâm khô thì giá của chúng đều gấp hai, ba lần hải sâm nuôi trồng. Đắt nhất là hải sâm khô, có giá gần 1.000 USD mỗi kg.

"Nếu không thiếu tiền, chắc chắn bạn sẽ mua thứ này", Yang Yufeng, một người bán hàng tại chợ bán buôn cá lớn ở Đại Liên vừa nói vừa chỉ vào con hải sâm đắt nhất.

Mùa thu hoạch hải sâm cao điểm rơi vào thời gian chuyển mùa thu đông khi thợ lặn phải làm việc dưới nước ở nhiệt độ khoảng 9 độ C.

Theo luật pháp Trung Quốc, hải sâm được thu hoạch bởi thợ lặn ở khu vực này không được coi là hải sâm tự nhiên vì chúng thuộc khu vực nuôi trồng, tức là hải sâm được nuôi trồng có thể được bán lẫn với hải sâm tự nhiên.

"Chúng tôi đang nói về hải sâm ở vùng nước sâu của huyện Trường Hải", nói đó là dưa chuột biển sâu ở huyện Changhai", Hao Junze, Giám đốc điều hành của Dalian Caishen Island Group, công ty có quyền khai thác dưới đáy biển gần đảo Quảng Lộc nói.

Ông Hao cho biết, kể từ năm 2013, công ty ông đã không nuôi trồng hải sâm ở khu vực này nhằm để nó khôi phục về trạng thái hoang dã trước đây. Ông nói rằng hàng hóa của công ty là "sinh sản tự nhiên."

Mou Jie và bạn bè đã mua khoảng 800 con hải sâm tươi, đủ dùng cho một mùa đông. Trong thời tiết lạnh, họ chứng kiến ​​ba công nhân sử dụng một con dao chuyên dụng loại bỏ cơ quan nội tạng của hải sâm và sau đó chất đống chúng thành một đống, giống như một đống bùn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại