"Nước Mỹ phải chết": Vụ đánh chiếm và bắt cóc gần 100 nhân viên ĐSQ Mỹ tại Iran 40 năm trước

Quang Huy |

Ngày 04/11/1979, một nhóm các thanh niên cực đoan Iran đã tấn công Đại sứ quán Mỹ. Gần 100 người của Đại sứ quán Mỹ tại Iran đã bị giữ làm con tin trong 444 ngày.

Cuộc đột kích bất ngờ

Ngày 4/11/1979, các sinh viên Iran đã xông vào tổ hợp đại sứ quán Mỹ tại Tehran có diện tích gần 7ha và bao quanh bởi những bức tường gạch cao 3-3,5m, cũng như được bảo vệ bởi nhiều cánh cổng sắt. Nhóm sinh viên này ủng hộ giáo sĩ Hồi giáo bảo thủ Ayatollah Khomeini. Họ đòi đưa nhà lãnh đạo bị lật đổ của Iran Shah Mohammed Reza Pahlevi về nước để ra tòa.

Đàu năm 1979, ông Shah Mohammed Reza Pahlevi đã trốn sang Ai Cập hồi tháng, và tới tháng 11 thì được điều trị ung thư tại Mỹ.

Vừa hô vang khẩu hiệu "Nước Mỹ phải chết!" và "Trao Shah cho chúng tôi!", họ đã bắt 66 làm con tin, gồm các nhà ngoại giao, những lính thuỷ đánh bộ và các nhân viên kỹ thuật của Đại sứ quán Mỹ, người ở cấp cao nhất là cố vấn về các vấn đề chính trị Victor Tomseth.

Nước Mỹ phải chết: Vụ đánh chiếm và bắt cóc gần 100 nhân viên ĐSQ Mỹ tại Iran 40 năm trước - Ảnh 1.

Các sinh viên Iran trèo vào Đại sứ quán Mỹ. Ảnh: CNN.

Những nỗ lực của chính quyền Mỹ nhằm giải cứu các nhân viên của mình bằng một chiếc dịch quân sự đã thất bại. 13 người sau đó đã được thả. Nhưng phần lớn các nhân viên của đại sứ quan đã bị giam giữ trong 444 ngày.

"Hôm đó là chủ nhật. Tại các nước Hồi giáo, người ta nghỉ vào ngày thứ Sáu, cho nên một ngày làm việc bình thường đã bắt đầu tại đại sứ quán Mỹ ở Tehran. Từ sáng sớm, một đám đông đã tụ tập hô vang những khẩu hiệu chống Mỹ trước cửa đại sứ quán. Điều này không có gì bất thường. Những cuộc biểu tình như thế này sau Cách mạng Hồi giáo gần như xảy ra hàng ngày. Hôm 14/2, đám đông người Iran thậm chí từng chiếm đại sứ quán Mỹ trong vòng vài giờ đồng hồ, nhưng nhanh chóng giải tán", nhà báo nổi tiếng Leonid Mlechin chia sẻ trong cuốn sách "Những điều bí ẩn của chiến tranh lạnh".

Sau sự việc 14/2, phòng lưu trữ của đại sứ quán được sơ tán sang CHLB Đức. Tuy nhiên, vào thời điểm cuộc tấn công mới xảy ra, phòng lưu trữ đã quay trở lại Tehran: chính quyền Mỹ đã sai khi cho rằng đỉnh điểm khủng hoảng đã qua.

Nước Mỹ phải chết: Vụ đánh chiếm và bắt cóc gần 100 nhân viên ĐSQ Mỹ tại Iran 40 năm trước - Ảnh 2.

Các nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Iran bị giữ làm con tin. Ảnh: CNN.

Gần 6h30 sáng ngày 4/11/1979, nhóm các sinh viên Iran trung thành với Giáo sĩ Ruhollah Khomeini, đã lên kế hoạch tiến hành cuộc đột kích. Vào khoảng lúc 11h00, các đối tượng biểu tình đã phá được dây thép gai, trèo qua cổng của đại sứ quán và nhảy vào bên trong. Các nhân viên bảo vệ người Mỹ đã bị các phần tử cực đoan tước vũ khí.

Nỗ lực phản kháng đã được thực hiện bên trong toà nhà hành chính 2 tầng, nơi được biết tới như "Fort Apache", công trình siêu kiên cố, nơi lưu giữ các tài liệu bí mật. 13 lính thuỷ đánh bộ mặc áo chống đạn và đeo mặt nạ phòng độc đã lập phòng tuyến ở tầng trên cùng và sử dụng hơi cay.

Người Mỹ không kịp tiêu huỷ tài liệu lưu trữ

Đại sứ Mỹ William Sullivan đã không có ở đó, ông ta bị gọi về Washington vì mối quan hệ ngoại giao xấu đi trong bối cảnh Cách mạng Hồi giáo. Bởi vậy, người tạm thời nắm quyền lãnh đạo đại sứ quán là ông L. Bruce Laingen. Từ sáng ngày 4/11, ông cùng với trợ lý và nhân viên bảo vệ đã tới Bộ Ngoại giao Iran. Khi nhận được thông báo tình hình qua điện thoại, đại diện ngoại giao đã đưa ra phản ứng với bộ trưởng ngoại giao Ibrahim Yazdi. Quan chức này hứa sẽ giải tán đám đông, tuy nhiên không có tác động nào lên diễn biến tình hình. Vào lúc khoảng 1h trưa, ông Laingen đã ra lệnh cho thư ký của đại sứ quán Victor Tomseth tiêu hủy các tài liệu mật.

Việc đầu tiên thường trú của CIA ra lệnh là tiêu huỷ các tài liệu. Theo hướng dẫn, họ cấm không được lưu trữ tài liệu mà phải mất hơn nửa giờ để tiêu hủy. Nhưng máy hủy tài liệu chính lại hỏng sau vài phút. Những máy xén giấy bằng tay đã được sử dụng. Những tài liệu mã hoá không bị tiêu huỷ, mà chỉ được xén thành những mảnh nhỏ. Các nhân viên tình báo đã rời khỏi văn phòng thường trú và để lại trên sàn nhà một đống giấy vừa bị xén. Đó là lý do tại sao nhiều tài liệu bí mật tìm thấy trong đại sứ quán đã được Iran khôi phục và công bố, ông Mlechina kể lại.

Trong khi đó, các xe bus chở những người biểu tình mới bắt đầu tiến về phía khu tổ hợp đại sứ quán nhiều hơn.

Chính phủ Iran từ chức để phản đối

Để phản đối hành động chiếm đón đại sứ quán, toàn bộ văn phòng chính phủ Iran, bao gồm cả ông Yazdi và thủ tướng Mehdi Bazargan đã đệ đơn từ chức ngay ngày hôm sau. Họ gọi hành động của những sinh viên được Khomeini ủng hộ là "đi ngược với lợi ích quốc gia của Iran". Ông Bazargan coi việc bắt các con tin như "một sự kiện đáng xấu hổ nhất" trong giai đoạn ông làm thủ tướng. Hàng loạt các chuyên gia nghiên cứu thiên về việc lý giải cuộc tấn công đại sứ quán Mỹ là cuộc chiến nội bộ của Iran giữa phe "ôn hoà" với sự lãnh đạo của Yazdi và Bazargan và phe Hồi giáo cực đoan.

Những ngày tồi tệ nhất của tổng thống Carter

Đến 16h00, khu vực đại sứ quán hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát của các thanh niên, mà tự xưng là những thành viên của tổ chức "Các sinh viên Hồi giáo theo dòng Iman Khomeini".

66 con tin đã rơi vào tay các sinh viên này – đó là các nhà ngoại giao, những lính thuỷ đánh bộ và các nhân viên kỹ thuật. Còn 6 nhân viên khác đã bỏ trốn thành công. Họ đã náu mình trong đại sứ quán Anh, sau đó được đưa tới chỗ những người Canada để giúp họ chạy khỏi Iran bằng một chiến dịch bí mật diễn ra hôm 28/1/1980. Những người Mỹ khi đó đã cầm hộ chiếu Canada và vào vai một nhóm làm phim của Canada.

Các nhân viên và bảo vệ còn lại của đại sứ quán bị những kẻ tấn công bịt mắt, đề nghị các thợ ảnh chụp hình.

Những kẻ bắt giữ con tin đã yêu cầu Mỹ trao trả nhà lãnh đạo bị lật đổ Shah Mohammed Reza Pahlevi, người bỏ chạy khỏi Iran và đang điều trị bệnh tại New York vào thời điểm đó.

Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã nhận được thông tin báo động từ phía Tehran khi đang ở Camp-David. Khi quay trở về Nhà Trắng, ông đã thừa nhận với các nhà báo: "Hai ngày vừa qua là một trong những ngày tồi tệ nhất". 

Nước Mỹ phải chết: Vụ đánh chiếm và bắt cóc gần 100 nhân viên ĐSQ Mỹ tại Iran 40 năm trước - Ảnh 4.

Hình nộm "Chú Sam" bị người dân Iran đốt cháy. Ảnh: CNN.

Tại Iran, quốc kỳ Mỹ và hình nộm Chú Sam (Uncle Sam), nhân vật đại diện cho nước Mỹ bị châm lửa đốt ở khắp nơi, người dân hô vang: "Nước Mỹ phải chết!".

Nếu như các nhân viên đại sứ quán bị bắt làm con tin hỏi khi nào họ được trả tự do, các sinh viên trả lời: "Khi tổng thống Carter của các anh trả Shah".

Trong hai ngày 19 - 20/11 người Iran đã thả 13 con tin - đó là những phụ nữ và người da đen. Ngày 24/4, chiến dịch giải cứu mang tên "Vuốt đại bàng" của Mỹ đã bắt đầu và kết thúc bằng sự thất bại hoàn toàn. 

Nước Mỹ phải chết: Vụ đánh chiếm và bắt cóc gần 100 nhân viên ĐSQ Mỹ tại Iran 40 năm trước - Ảnh 5.

Chiếc máy bay của Mỹ bị cháy trong chiến dịch giải cứu bất thành. Ảnh: CNN.

Theo kế hoạch, biệt đội Delta sẽ tấn công Đại sứ quán Mỹ, giải cứu con tin và đưa họ tới sân vận động Shahid Shiroudi, nơi trực thăng dễ dàng thực hiện việc sơ tán.

Tuy nhiên, đường băng bị cát lún phủ dày khiến máy bay Mỹ gặp trục trặc lúc hạ cánh. Một chiếc vì nứt cánh nên bị bỏ lại trong sa mạc, một chiếc khác bị mất phương hướng trong bão cát và quay đầu trở về. Chiếc máy bay số 2 trong số 8 chiếc của phi đội tới được điểm hẹn nhưng bị hỏng hệ thống thủy lực.

Khi tiếp nhiên liệu, một chiếc trực thăng lại đâm phải máy bay chở nhiên liệu. Kết quả là 8 lính Mỹ thiệt mạng. Chiến dịch đã phải dừng lại, các lính Mỹ còn lại được sơ tán khỏi Iran và bỏ lại các máy bay trực thăng.

Khả năng không thể giải quyết được cuộc xung đội đã tác động xấu tới uy tín của tổng thống Carter. Cái chết của Shah Pahlevi ngày 27/7/1980 đã làm cho tình hình hạ nhiệt. Iran và Mỹ đã ngồi vào bàn đàm phán. Vào năm 1981, trong nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo Ronald Reagan, tất cả các con tin đã được trả tự do sau 444 ngày bị giam giữ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại