Loài rắn thuộc Tứ đại nọc độc Ấn Độ khổ sở nôn con mồi ra: Vì đâu nên nỗi?

Hoa Hướng Dương |

Điều gì đã khiến loài rắn thuộc Tứ đại nọc độc của Ấn Độ phải khổ sở nôn con mồi ra?

Tại ngôi làng Kerala, Ấn Độ gần Công viên Động vật Hoang dã Kottiyoor, một câu chuyện khó tin đã diễn ra khi kẻ ăn thịt lại từ chối con mồi vừa nuốt được.

Một con rắn cạp nia Ấn Độ (có danh pháp khoa học Bungarus caeruleus, là một loài rắn độc thuộc chi Cạp nia trong họ Rắn hổ) đã có một hành động đầy bất ngờ khi đã nuốt đến phần đuôi của con mồi của mình là một con rắn xanh (Oxybelis fulgidus).

Loài rắn thuộc Tứ đại nọc độc Ấn Độ khổ sở nôn con mồi ra: Vì đâu nên nỗi? - Ảnh 1.

Rắn cạp nia nôn con mồi ra. Ảnh: Newslions

Đây là một con mồi cũng sở hữu nọc độc nhưng thuộc loại trung bình, vậy lý do gì khiến con rắn cạp nia cực độc (vốn là một trong Tứ đại nọc độc (Big Four) gây chết người nhiều nhất ở Ấn Độ) phải nôn ra khi đã gần nuốt hết.

Thì ra vấn đề nằm ở kích thước của con rắn xanh, Sujith Wayanad, một người giải cứu rắn tình nguyện cho biết nạn nhân có chiều dài tới 140 cm, trong khi con rắn cạp nia chỉ dài 100 cm. Vì thế con rắn cạp nia đã phải ợ nạn nhân ra vì biết không thể nuốt trọn.

Xem video:

Rắn cạp nia nhả con mồi vì không thể nuốt trọn. Nguồn: VALIYORAonline channel

Nguồn: VALIYORAonline channel

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại