1001 thắc mắc: Làm thế nào cá chuồn biết bay

Châu Anh |

Trên mặt biển hàng trăm con cá tập trung lại phóng lên không trung cách mặt nước vài mét rồi bay xa vài chục mét, thậm chí trên trăm mét. Cá chuồn hay cá bay, có thể tìm thấy ở khắp các đại dương, đặc biệt là các vùng nước ấm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

Cá chuồn có một cơ thể rất rắn chắc, vây ngực rất dài, lại nằm sát vào 2 bên mình, vây đuôi ở dưới dài hơn ở trên, kết cấu này của vây giúp cá chuồn có đủ các điều kiện để bay.

Trước khi cá chuồn bay lên, đầu tiên là quẫy vây ngực, đuôi quạt mạnh sang 2 bên, nâng tốc độ bơi lên nhanh nhất. Sau đó dựa theo lực nâng do vây ngực tạo ra và lực đẩy về phía trước do vây đuôi tạo ra phóng lên khỏi mặt nước.

Khi cá chuồn vọt mạnh khỏi mặt nước, cặp vây trước to rộng của nó xòe ra như cách chim, tạo ra lực nâng nâng nó lên khỏi mặt nước và tạo đà bay xa.

Vì sao cá thích bơi ngược dòng?

Khi bơi xuôi theo dòng nước để kiếm mồi, cá phải tốn nhiều sức lực đuổi theo con mồi. Còn bơi ngược dòng thì lại khác, cá chỉ cần há miệng ra, thức ăn có thể đã lọt vào cổ họng.

Bơi ngược dòng tuy hơi chậm, nhưng có thể khống chế được phương hướng. Bơi xuôi dòng nước rất khó điều chỉnh, dễ bị dồn đến khu vực nguy hiểm.

Ngoài ra, khi thở, cá phải không ngừng nuốt nước vào, dưỡng khí sẽ được hấp thu trong mang. Khi cá bơi ngược dòng, nuốt nước tương đối dễ nên hô hấp cũng thoải mái. Chính vì các lý do trên, cá ở trong sông rất thích bơi ngược dòng.

Vì sao cá chết lại nổi?

Các loài vật khác khi chết dưới nước thường chìm, riêng cá lại nhanh chóng nổi lên mặt nước. Một cơ chế hoá học đặc biệt đã khiến chúng như vậy.

Cá nặng hơn không đáng kể so với môi trường nước xung quanh. Chúng gần như có lực nổi trung tính, nghĩa là sức nặng khiến nó chìm xuống cân bằng với lực bên trong cơ thể khiến con vật nổi lên. Điều đó cũng có nghĩa là cá không phải nỗ lực quá nhiều để có thể giúp mình nhô lên khỏi mặt nước hay lặn xuống đáy.

Càng xuống sâu dưới nước áp suất càng tăng. Hầu hết các loài cá chống lại sự thay đổi này bằng cách sử dụng một túi nhỏ trong cơ thể gọi là bong bóng hơi hoặc bong bóng khí. Nước đi vào miệng cá và đi ra qua mang. Tại mang, ôxi được trao đổi và được hemoglobin chuyển tới mạch máu. Hemoglobin cũng giải phóng một phần oxy đó vào bong bóng.

Lượng oxy trong bong bóng sẽ quyết định độ nổi của cá. Nếu chú cá bắt đầu chìm, oxy sẽ được hấp thụ vào bong bóng. Nếu chú ta nổi lên quá cao, khí sẽ được khuyếch tán bớt vào máu và thoát ra qua mang.

Bong bóng cá giống như thiết bị cân bằng độ nổi trong các máy lặn ngày nay. Khi áp suất khí bên trong giảm, bong bóng nhỏ lại, thể tích giảm và lực đẩy Archimedes giảm giúp cá lặn sâu hơn.

Ngược lại, áp suất tăng khiến bong bóng nở ra, thể tích tăng và lực đẩy Archimedes tăng giúp cá nổi lên.

Nhờ đó, cá có thể điều chỉnh cơ thể lơ lửng ở một độ sâu nhất định mà gần như không cần phải bơi.

Bình thường, bong bóng màu xanh giúp con vật giữ cân bằng trong nước. Khi cá chết, toàn bộ khoang bụng, ruột và bong bóng của nó đều đầy khí khiến con vật nổi lên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại