Sốc: Người dùng đang bị hơn 1000 ứng dụng Android thu thập dữ liệu

Hoàng Nam |

Các chuyên gia công nghệ đã phát hiện 1325 ứng dụng Android đã sử dụng các biện pháp thay thế để lách lệnh từ chối nhằm thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn trong phần mềm của điện thoại.

Mới đây, trong một nghiên cứu chuyên sâu, các chuyên gia công nghệ đã phát hiện hơn 1000 ứng dụng Android cả gan dám thu thập dữ liệu ngay cả khi người dùng không cho phép ứng dụng truy cập thông tin của họ.

Ông Serge Egelman - Giám đốc nghiên cứu quyền riêng tư và bảo mật có thể sử dụng tại Viện Khoa học Máy tính Quốc tế UC Berkeley nhận định, các thao tác xin phép người dùng truy cập thông tin sẽ chỉ mang tính chất thủ tục khi những nhà phát triển phần mềm có thể phá vỡ hệ thống

Cũng trong một kết quả nghiên cứu của cơ quan này từng công bố tại hội thảo PrivacyCon do Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ tiến hành vào cuối tháng 6. Sau khi tập hợp khoảng 88.000 ứng dụng trong kho Google Play và kiểm tra quá trình chuyển dữ liệu của chúng sau khi người từ chối cấp quyền truy cập thông tin, các chuyên gia đã phát hiện 1.325 ứng dụng Android đã sử dụng các biện pháp thay thế để lách lệnh từ chối nhằm thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn trong phần mềm của điện thoại.

Một trong số các ứng dụng bị nêu tên là Shutterfly chuyên dùng để chỉnh sửa ảnh. Nhóm nghiên cứu phát hiện Shutterfly đã tập hợp tọa độ GPS nơi các bức ảnh được chụp và chuyển thông tin này về các máy chủ của nó, bất kể người dùng cho phép hay từ chối cấp quyền truy cập vị trí của họ.

Phản hồi về vấn đề này, một người phát ngôn của Shutterfly cho biết: “Cũng như nhiều ứng dụng chỉnh sửa ảnh khác, Shutterfly sử dụng thông tin tọa độ GPS để nâng cao trải nghiệm của người dùng với các tính năng như phân loại và cá nhân hóa những gợi ý về sản phẩm. Tất cả đều tuân thủ chính sách riêng tư của Shutterfly cũng như thỏa thuận với nhà phát triển Android".

Không chỉ mỗi ứng dụng này, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những cách mà Google thu thập dữ liệu khi mà người dùng không hề biết về việc chia sẻ thông tin. Những phương pháp đó bao gồm việc sử dụng những nền tảng như Android, Chrome và các ứng dụng như Search, YouTube, Maps và các công cụ xuất bản như Google Analytics và AdSense.

Theo Mashable, Google đã chỉ trích nghiên cứu này vì nó chứa những thông tin gây hiểu lầm. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên từ nghiên cứu này là cả Android và Chrome đều bị phát hiện là đã chia sẻ dữ liệu với Google kể cả với một chiếc điện thoại Android với ứng dụng của Google trên nền.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiếc điện thoại Android mà có Chrome hoạt động trên nền đã gửi thông tin định vị tới Google 340 lần chỉ trong vòng 24 giờ. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với khi so sánh với iOS của Apple.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại