Vừa có một thiên thạch sượt qua Trái đất, và nó đủ lớn để có cả "Mặt trăng" của riêng mình

J.D |

Thiên thạch có cả "Mặt trăng"? Chuyện gì đang xảy ra đây?

Theo thông tin ghi nhận từ NASA, vào lúc 6h05 ngày hôm nay - tức 26/5/2019 - đã có một thiên thạch bay ngang qua Trái đất.

Thiên thạch mang tên 1999 KW4. Nhưng đáng chú ý, tảng thiên thạch này có kích thước lớn đến mức mang theo cho mình một tiểu thiên thạch với vai trò là vệ tinh, giống như Mặt trăng của Trái đất vậy.

"Đây là một trong những cặp thiên thạch bay gần Trái đất nhất trong lịch sử," - Vishnu Reddy, nhà khoa học hành tinh chia sẻ. "Điều này khiến chúng trở thành mục tiêu quan sát hết sức thú vị."

1999 KW4 có chiều ngang rộng 1500m - không quá lớn, nhưng đủ để tạo ra lực hấp dẫn cho tiểu hành tinh "Mặt trăng" rộng 500m của nó xoay quanh. Và dù gọi là "bay sượt", khoảng cách của bộ đôi này đến Trái đất cũng phải lên đến gần 5 triệu kilomet nên nguy cơ va vào tinh cầu của chúng ta là không thể xảy ra. 

Thậm chí khoảng cách ấy còn chẳng đủ để chúng ta quan sát được chúng bằng mắt thường.

Các nhà khoa học dự kiến lần kế "bộ đôi" này quay lại Trái đất là vào năm 2036, và cũng sẽ không đem lại nguy hiểm gì.

Tham khảo: Futurism, Science Alert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại