Hợp tác với tập đoàn viễn thông Maxar, NASA chuẩn bị xây trạm không gian trên mặt trăng

D.N |

NASA đã chọn tập đoàn chuyên sản xuất vệ tinh Maxar Technologies để xây dựng nền móng đầu tiên cho trạm Lunar Gateway, là một trạm không gian mà cơ quan này muốn tạo ra trong quỹ đạo gần Mặt trăng.

Trạm này sẽ đóng vai trò là địa điểm định cư xa trong tương lai cho các phi hành gia trong dự án đưa người phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng mang tên Artermis của NASA. Từ trạm không gian Gateway, các phi hành gia sẽ di chuyển trên các tàu hạ cánh đáp xuống bề mặt Mặt Trăng, và sau đó quay trở lại trạm Gateway trước khi trở về Trái đất.

Tập đoàn Maxar sẽ sản xuất thành phần đóng vai trò làm năng lượng và lực đẩy cho trạm Lunar Gateway. Đây là một mô-đun quan trọng cần thiết để giữ cho trạm nổi trong vũ trụ. Nó sẽ được trang bị các tấm pin mặt trời để cung cấp điện cho toàn bộ trạm Gateway, và mô-đun cũng sẽ cung cấp tính năng liên lạc thiết yếu giữa trạm và Trái đất. 

Trên hết, mô-đun còn có các động cơ đẩy riêng để duy trì vị trí của trạm Lunar Gateway trên quỹ đạo xoay quanh Mặt trăng hoặc di chuyển trạm đến các kiểu quỹ đạo mặt trăng khác nếu cần.

Sau đó NASA, sẽ kích hoạt mô-đun này. Thay vì dựa vào các xăng dầu để cho phương tiện di chuyển, động cơ đẩy của trạm Gateway sẽ di chuyển trạm vũ trụ bằng cách sử dụng năng lượng điện được tạo ra từ các tấm pin mặt trời. 

Điện sẽ nạp khí bên trong các động cơ đẩy, và sau đó từ trường được áp dụng để đẩy tất cả lượng khí bị nén ra khỏi phía sau trạm vũ trụ, giúp trạm tiến lên về phía trước. 

Theo NASA, nhờ có lực phóng bằng năng lượng mặt trời, kỹ thuật trên đòi hỏi lực đẩy ít hơn khoảng 10 lần so với một động cơ đẩy thông thường. Do giúp tiết kiệm trọng lượng, đặc điểm này rất hữu ích vì việc đưa các thành phần nặng ra khỏi Trái đất cần rất nhiều năng lượng (và tiền bạc).

Tập đoàn Maxar Technologies chuyên sản xuất các vệ tinh liên lạc lớn trong nhiều thập kỷ. Maxar cũng nổi tiếng vì đã tạo ra cánh tay robot trên Trạm vũ trụ quốc tế và một trong những công ty con mà Maxar sở hữu toàn phần - SSL cũng đang chế tạo tàu vũ trụ cho sứ mệnh Psyche của NASA, giúp khám phá một tiểu hành tinh cấu tạo từ kim loại. 

NASA muốn Maxar thực hiện công tác trong không gian với mô-đun trước, và sau đó cơ quan sẽ mua mô-đun từ Maxar nếu mô-đun hoạt động thành công. Sau khi hoàn thành xong mô-đun, NASA lên kế hoạch phóng trạm vũ trụ lên trên một quả tên lửa thương mại. Tuy nhiên, cơ quan này chưa chọn ra được tên lửa nào của Maxar sẽ mang mô-đun lên Mặt trăng.

Hợp tác với tập đoàn viễn thông Maxar, NASA chuẩn bị xây trạm không gian trên mặt trăng - Ảnh 1.

Động cơ năng suất và tạo lực đẩy của trạm Gateway là một phần cốt yếu cho chương trình Artemis của NASA, nhằm mục đích đưa một người đàn ông và người phụ nữ đầu tiên lên trên bề mặt Mặt trăng vào năm 2024. 

Với sáng kiến này, NASA dự định phóng con người lên trạm khi đặt phi hành gia vào trong đầu một quả tên lửa hạng nặng mà cơ quan này đã phát triển, có tên là Hệ thống phóng vũ trụ (viết tắt là SLS). Các phi hành gia sẽ lái khoang tàu vũ trụ mang tên Orion và đáp xuống trạm không gian. 

Bất kỳ tàu hạ cánh mặt trăng nào được sản xuất cho chương trình Artemis cũng sẽ phóng lên và đáp xuống xuống trạm Gateway trước khi di chuyển lên bề mặt Mặt trăng. Tuần trước, NASA đã chọn 11 công ty để nghiên cứu và chế tạo các nguyên mẫu cho tàu hạ cánh dành cho con người, mặc dù cơ quan vũ trụ đã chưa quyết định được công ty nào sẽ chế tạo sản phẩm hoàn thiện.

Cuối cùng, NASA hy vọng trạm Gateway sẽ bao gồm nhiều mô-đun kết nối với nhau từ các công ty thương mại và đối tác quốc tế khác nhau. 

Tuy nhiên, sau khi Phó Tổng thống Mike Pence chỉ thị cho NASA đưa nhóm người lên Mặt trăng trong vòng 5 năm, NASA hiện đang lên kế hoạch tạo ra trạm không gian có quy mô hạn chế trước để xúc tiến nhiệm vụ hạ cánh ban đầu lên Mặt trăng. 

Trạm Gateway phiên bản nhỏ này sẽ chỉ có một mô-đun môi trường sống nhỏ, gắn liền với mô-đun năng lượng mà Maxar đang chế tạo. Điều đó có nghĩa là việc sản xuất và khởi động mô-đun này là điều cần thiết để NASA đưa kế hoạch hạ cánh nhanh chóng vào hoạt động.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại