NASA tiết lộ về 2 tiểu hành tinh suýt "vung nắm đấm" vào Trái Đất

A. Thư |

Máy theo dõi tiểu hành tinh của NASA tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của California (JPL) vừa tiết lộ cú thoát hiểm ngoạn mục của Trái Đất.

NASA vừa tiết lộ về 2 tiểu hành tinh nguy hiểm suýt "vung nắm đấm" vào trái đất , khi bay với tốc độ hàng chục ngàn km/giờ và lướt qua hành tình của chúng ta với một khoảng cách gần mà hầu như các phương tiện dự báo không ước lượng trước được hết nguy cơ.

Một trong 2 tiểu hành tinh vừa làm các nhà khoa học hú hồn vào rạng sáng ngày 27-3. Theo dữ liệu được công bố bởi JPL ít ngày sau khi nó lướt qua, nó có thể lớn bằng 3 lần một chiếc xe bus 2 tầng và lao đi với tốc độ 43.450 km/giờ.

 NASA tiết lộ về 2 tiểu hành tinh suýt vung nắm đấm vào trái đất  - Ảnh 1.

Một tiểu hành tinh vừa lướt qua trái đất với khoảng cách gần - ảnh minh họa từ Sputnik

Tiểu hành tinh mang tên 2019 HS2, được xếp vào nhóm "đối tượng gần trái đất NEOs". NEOs gồm các tiểu hành tinh quay quanh mặt trời ở khoảng cách ít hơn 194.500.000 km. Các phép tính sau đó cho thấy 2019 HS2 đã lướt qua chúng ta ở khoảng cách 1.96 triệu km, gấp 5 lần khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng.

Khoảng cách có vẻ rất xa vời, nhưng là đủ nguy hiểm khi tính xác suất va chạm của các thiên thể, dựa trên hậu quả mà một thảm họa không gian có thể xảy ra.

Thông thường, những vật thể có đường kính 10 m trở xuống có thể bị nghiền nát trong các tầng khí quyển phía trên của trái đất, nhưng 2019 HS2 to hơn nhiều và NASA đã đưa nó vào danh sách cần quan tâm.

Một phen hú hồn khác cũng mới được NASA tiết lộ sau vài năm được giữ kín. Đó là về tiểu hành tinh mang tên 2012 TC4, được NASA trông đợi tiến sát trái đất vào tháng 10-2017 để các nhà khoa học có cơ hội nghiên cứu và thiết kế ra các kế hoạch phòng thủ hành tinh, cũng như để làm thử nghiệm thực hành cho hệ thống phát hiện và phản ứng các tiểu hành tinh nguy hiểm của NASA.

 NASA tiết lộ về 2 tiểu hành tinh suýt vung nắm đấm vào trái đất  - Ảnh 2.

Mô phỏng 2012 TC4 - ảnh: NASA

Nhà khoa học Vishnu Reddy, chuyên gia phòng thủ hành tinh tại Đại học Arizona, đồng tác giả một bài báo mới về sự kiện nói trên, đã cho biết đó là một trải nghiệm thực sự tuyệt với để thử nghiệm với một tiểu hành tinh thực sự.

Nhiều kính thiên văn và phương tiện theo dõi khác đã được huy động. Ngày 2012 TC4 đến trái dất được trông đợi để rồi sau khi nó sượt qua, các nhà khoa học mới ngã ngửa khi các phép tính cho thấy xác suất va chạm đã là… 1/180, cực kỳ cao đối với một vật thể nguy hiểm. Các nhà khoa học quyết định không công bố vội vàng vì sợ gây ra hoảng loạn.

Điều này cho thấy dù có rất nhiều phương tiện hiện đại, hiện hệ thống phát hiện và phòng thủ thảm họa từ không gian của trái đất vẫn còn hết sức non nớt và có thể bỏ sót một số đối tượng.

Bằng chứng đau thương là một tiểu hành tinh nổ tung trên bầu trời Chelyabinsk của Nga, trút mưa thiên thạch và xung chấn xuống đất nước này vào năm 2012, gây nên vô số thiệt hại. Không cơ quan vũ trụ nào trên thế giới đã nắm bắt được tiểu hành tinh này trước đó.

Để củng cố các chiến lược phòng thủ trái đất, NASA cho biết họ sẽ khám phá và trả lời câu hỏi "làm gì nếu biết một tiểu hành tinh đâm vào trái đất năm 2027?" trong một cuộc tập trận mô phỏng, diễn ra tại Hội nghị Phòng thủ hành tinh năm 2019 sắp diễn ra tại Maryland (Mỹ) trong tuần này.

(Theo Space, Sputnik)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại