Ảnh hiện trường vụ máy bay Su-22 gặp nạn ở Yên Bái

PV |

Theo Bộ Quốc phòng, khi công tiến hành thả dù hãm đà theo quy định nhưng do tốc độ hơi lớn, dù hãm đà bị đứt, máy bay vượt ra ngoài bãi hãm cuối đường băng.

Ảnh hiện trường vụ máy bay Su-22 gặp nạn ở Yên Bái - Ảnh 1.

Vào lúc khoảng 15 giờ 15 phút chiều nay 23/4, một máy bay phản lực quân sự của Trung đoàn bay 921 trong lúc huấn luyện đang hạ cánh thì bất ngờ bị trượt khỏi đường băng lao vào bờ đê phía Bắc sân bay (thuộc địa bàn thôn Hồng Hà, xã Nga Quán, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) gây ra tiếng nổ lớn. Ảnh: Tiền phong

Ảnh hiện trường vụ máy bay Su-22 gặp nạn ở Yên Bái - Ảnh 2.

Một nhân chứng kể lại trên báo Tiền phong: "Tôi đang ở trong nhà thì nghe thấy tiếng nổ phát ra từ không trung. Tôi liền chạy ra ngoài thì nhìn thấy chiếc máy bay đâm đổ tường rào bảo vệ sân bay và dừng lại trên mặt đê. Người phi công bung dù ở độ cao chừng 100 m so với mặt đất và rơi xuống ruộng lúa. Sau đó, tôi thấy anh phi công đứng dậy, không có dấu hiệu bị chấn thương".

Ảnh hiện trường vụ máy bay Su-22 gặp nạn ở Yên Bái - Ảnh 3.

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên TƯ Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xác nhận sự việc trên. Theo đó, máy bay Su-22 gặp sự cố thuộc Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân. Ảnh: PL. TPHCM

Ảnh hiện trường vụ máy bay Su-22 gặp nạn ở Yên Bái - Ảnh 4.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết thêm, máy bay Su-22 gặp trục trặc khi đã xuống đường băng. Tướng Đức cũng bác bỏ các thông tin trên mạng xã hội cho rằng, có phi công bị thương trong sự cố này.

Ảnh hiện trường vụ máy bay Su-22 gặp nạn ở Yên Bái - Ảnh 5.

Người lái chiếc máy bay Su 22 của Trung đoàn không quân 921 là Trung tá Phan Thanh Hải. Trung tá Phan Thanh Hải đã kịp thời xử lý kỹ thuật, nhảy dù thoát ly khỏi buồng lái và thoát nạn an toàn.

Ảnh hiện trường vụ máy bay Su-22 gặp nạn ở Yên Bái - Ảnh 6.

Theo báo Zing, Su-22 là máy bay chiến đấu đầu tiên của không quân Việt Nam bay ra tuần tiễu Trường Sa và thềm lục địa phía Nam từ năm 1988. Máy bay có tính năng đặc biệt với công nghệ cánh cụp cánh xòe cho phép tăng tốc nhanh chóng. Hiện trung đoàn 921 được trang bị 3 loại máy bay chính là Su-22M, Su-22M3 và Su-22M4.

Chiếc máy bay gặp sự cố là loại tiêm kích bom Su-22 (hay còn gọi là cường kích Su-22) và với màu xanh da trời đặc trưng thì có thể đây là phiên bản Su-22M4 hiện đại nhất trong các phiên bản Su-22 của Không quân Việt Nam.

Theo thiết kế ban đầu, Su-22 được Liên Xô chế tạo với nhiệm vụ là máy bay cường kích chuyên về đánh đất sử dụng các loại bom, tên lửa không đối đất nên chúng không được trang bị radar dẫn bắn cho các loại tên lửa không đối không.

Trung đoàn Không quân 921 (Sư đoàn không quân 371, Quân chủng Phòng không Không quân) là đơn vị tiêm kích đầu tiên của Việt Nam, trước đây đóng ở Hà Nội. Từ cuối năm 2018, Trung đoàn được chuyển lên Yên Bái.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại