Rùa biển thở bằng phổi, vậy chúng làm thế nào để ăn được dưới nước? Đáp án là sự kỳ diệu của tạo hóa

Khuê Trần |

Mỗi loài vật đều có khả năng thích nghi tuyệt vời với môi trường của chúng.

Trước khi đến với các nhân vật chính, chúng ta hãy thử đặt câu hỏi cho chính mình đã. Đã bao giờ bạn thử mở miệng dưới nước chưa?

Đối với những người đã thử, đó chắc cũng là lần cuối cùng bạn làm như vậy. Bởi vì không chỉ miệng bị ngập đầy nước, mà bạn còn cảm thấy hoảng sợ vô cùng trước sự thay đổi đột ngột đó. Về cơ bản khi đang nín thở dưới nước mà há miệng ra thì lập tức sẽ có phản xạ hít vào, kéo theo cả "dòng lũ" vào miệng và làm bạn choáng ngợp.

Vậy các loài vật biển, chúng ăn thế nào khi ở dưới nước? Chúng có nuốt quá nhiều nước khi ăn hay không? Và cá thì sao? Bằng cách nào chúng giải quyết được vấn đề này để không có hại cho cơ thể?

Rùa biển thở bằng phổi, vậy chúng làm thế nào để ăn được dưới nước? Đáp án là sự kỳ diệu của tạo hóa - Ảnh 1.

Những điều vi diệu của loài rùa

Mặc dù dành phần lớn thời gian trong đời để sống dưới nước, nhưng kỳ thực các loài rùa chỉ có thể thở được trên cạn. Vì vậy, chúng phải nổi lên mặt nước những quãng đều đặn để lấp đầy phổi.

Tuy nhiên, rùa cũng ăn dưới nước đó chứ. Và như chúng ta thắc mắc ở trên, chúng có nuốt cả "lũ" nước kèm với thức ăn không?

Câu trả lời là có, nhưng việc này không có ảnh hưởng xấu gì đến chúng cả.

Rùa biển thở bằng phổi, vậy chúng làm thế nào để ăn được dưới nước? Đáp án là sự kỳ diệu của tạo hóa - Ảnh 2.

Hãy nghĩ như thế này đi, khi chúng ta ăn, lượng không khí nuốt vào là không đếm xuể nhưng nó có gây hại gì không?

Tất nhiên là không, vì một lý do cực kỳ đơn giản là phần không khí đó được sử dụng cho hệ hô hấp và trong quá trình cơ thể tạo ra năng lượng.

Thực tế là chúng ta nuốt khí mọi lúc mọi nơi, nhiều đến mức trở nên quá quen với nó và không nhận thức được là mình đang làm vậy.

Tương tự như thế khi ăn, thay vì nuốt khí thì rùa sẽ nuốt rất nhiều nước.

Điều này còn tốt cho chúng thì đúng hơn vì rùa không tiết nước bọt, nhưng cũng giống các loài khác, chúng cần nước để nuốt. Nên trong trường hợp này, nuốt được nước cùng thức ăn là rất cần thiết đối với rùa.

Rùa biển thở bằng phổi, vậy chúng làm thế nào để ăn được dưới nước? Đáp án là sự kỳ diệu của tạo hóa - Ảnh 4.

Mặt khác, thực quản của rùa lại khá đặc biệt, khi thức ăn đã vào trong thực quản lập tức sẽ có phản xạ thắt lại, ngăn không cho quá nhiều nước tràn vào mà chỉ có thức ăn và một lượng nước nhỏ đi vào các cơ quan tiêu quá tiếp theo.

Ngoài ra, rùa còn có cơ chế chảy nước mắt. Nước mắt của chúng thì cực kỳ mặn, giúp chúng tống khứ được lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể.

Vậy còn cá thì sao?

Đa số cá đều thở được dưới nước. Chúng há miệng để cả thức ăn và nước tràn vào khoang miệng. Thức ăn đã được nuốt sẽ đi vào cơ thể để thực hiện các quá trình tiêu hóa tiếp theo. Trong khi đó, phần oxy có ích sẽ được lấy ra từ nước.

Như bạn biết, trong hệ hô hấp của cá có một bộ phận đặc biệt, đó là mang cá, và phần nước thừa sẽ được loại bỏ qua bộ phận này. Khi chúng thở cũng vậy, há miệng ra cho nước tràn vào, lọc phần oxy cần thiết và thải nước ra ngoài qua mang.

Tóm lại, kể cả rùa và cá hay các loài sinh vật sống dưới nước khác cũng thế, cũng đều phải đối mặt với việc nuốt nhiều nước khi ăn, đó là điều không thể tránh khỏi. Nhưng điều này không có hại cho chúng và mỗi loài đều có những đặc điểm sinh học để giải quyết phần nước đó theo cách của chúng.

Tham khảo: ScienceABC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại