Nỗi đau âm ỉ cả đời của vua hề Chaplin: Bị gửi cả lông trắng đến nhà để giễu cợt

Thái Thanh Hiếu |

Charlie Chaplin - một công dân Anh làm việc tại Mỹ, bị chế giễu, công kích vì không gia nhập quân đội Mỹ hoặc quân đội Anh. Thời ấy, truyền thông gọi ông là kẻ lười biếng.

Charlie Chaplin bị chế giễu và chê bai, đả kích thậm tệ khi ông không tình nguyện tham gia chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất. Chỉ sau khi Charlie Chaplin qua đời, thế giới mới nhận ra những điều giá trị tuyệt vời ông đã mang lạiquacác thước phim trên chiến trường khốc liệt đầy máu lửa.

Tramp – Gã lang thang là vai diễn đáng nhớ nhất của Charlie Chaplin, lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh vào năm 1914. Hoá thân tuyệt vời này đã giúp Chaplin trở thành một biểu tượng của nền điện ảnh thế giới trong kỷ nguyên phim câm. Tramp có mặt ở khắp mọi nơi, từ rạp chiếu bóng, bảng yết thị cho tới các bài hát hoặc truyện tranh, đồ chơi.

Công chúng đám đông reo hò đến rạp xem vua hề diễn. Tài năng và sự mến mộ đã giúp Charlie Chaplin trở thành nhân vật nổi tiếng được yêu thích trên toàn cầu ở tuổi 25.

Những bộ phim do ông thủ vai được coi như một loại thuốc thần kỳ giúp cho các binh lính bị thương ở Chiến tranh thế giới thứ nhất tạm thời quên đi chấn thương về tinh thần và thể xác khi xem Tramp và những trò hề, hành động hài hước của anh ta.

Tại các bệnh viện, máy chiếu sẽ chiếu hướng lên trần nhà giúp những người lính nằm liệt giường thưởng thức phim của Chaplin mà không cần phải ngồi dậy.

Nỗi đau âm ỉ cả đời của vua hề Chaplin: Bị gửi cả lông trắng đến nhà để giễu cợt - Ảnh 1.

Charlie Chaplin trong tạo hình nhân vật Tramp

Tiếng cười đã phần nào giúp giảm bớt đi nỗi đau của những người lính ấy. Như Chaplin đã nói: "Tiếng cười là thuốc bổ, là nhẹ nhõm, là giải thoát cho nỗi đau". Liều thuốc tinh thần vạn năng mang dấu ấn Charlie Chaplin đã đem được tiếng cười giải trí đến với khán giả toàn cầu khi vượt qua rào cản ngôn ngữ, được nhiều người biết đến và mến mộ.

Tuy nhiên, đó là quãng thời gian nổi tiếng và bình an của Charlie Chaplin trước khi vấn đề vua hề không nhập ngũ tham chiến bị truyền thông và báo giới thổi phồng, xoáy sâu mạnh mẽ. Tramp bé nhỏ trở thành mục tiêu yêu thích của các họa sĩ truyện tranh và các nhà báo, chủ yếu bởi Chaplin nổi tiếng cùng thời điểm với sự bùng nổ của chiến tranh.

Nỗi đau âm ỉ cả đời của vua hề Chaplin: Bị gửi cả lông trắng đến nhà để giễu cợt - Ảnh 2.

Một bức thông điệp công kích Charlie Chaplin thời ấy

Charlie Chaplin - một công dân Anh làm việc tại Mỹ, bị chế giễu, công kích vì không gia nhập quân đội Mỹ hoặc quân đội Anh. Thời ấy các phương tiện truyền thông hàng đầu thường gọi ông là kẻ lười biếng.

Áp lực gia tăng mạnh mẽ sau khi Mỹ tham chiến vào ngày 6 tháng 4 năm 1917. Đó là khi hàng ngàn người gửi lông trắng cùng với những bức thư mang lời lẽ giận dữ đến cho Chaplin để làm ông xấu hổ phải tham gia chiến đấu.

Nỗi đau âm ỉ cả đời của vua hề Chaplin: Bị gửi cả lông trắng đến nhà để giễu cợt - Ảnh 3.

Charlie Chaplin trong bộ phim Shoulder Arms

Chiến dịch bôi nhọ nhắm vào việc làm Chaplin xấu hổ vì ông không nhập ngũ tham chiến được thao túng bởi ông trùm báo chí người Anh Lord Northcliffe - nhà sáng lập tờ Daily Mail. Northcliffe khiển trách nam diễn viên nhiều lần trong các ấn phẩm của ông và yêu cầu Chaplin trở về Anh Quốc ngay lập tức.

Chẳng hạn, tờ Daily Mail của Northcliffe đã công khai công kích Charlie Chaplin vào tháng 3 năm 1916 vì một điều khoản ràng buộc trong hợp đồng của Chaplin với nhà sản xuất Mutual Film Corporation. Điều khoản nhấn mạnh rằng Chaplin không được trở về quê hương Anh Quốc trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh.

Một lần khác, Northcliffe đã chĩa mũi dùi chỉ trích Chaplin trong một bài xã luận hàng tuần vào tháng 6 năm 1917: "Mặc dù Charles Chaplin hơi gầy nhưng có đôi chân rắn chắc, bởi cách anh ấy nhào lộn làm xiếc trên phim. Cách anh ấy leo lên thang cho thấy sự hoạt bát mà anh ấy sẽ vượt lên tới đỉnh khi tiếng còi vang lên…".

Nỗi đau âm ỉ cả đời của vua hề Chaplin: Bị gửi cả lông trắng đến nhà để giễu cợt - Ảnh 4.

Chaplin và Jackie Coogan trong bộ phim The Kid

"Trong mọi trường hợp, nhiệm vụ của Charlie là tự đề xuất bản thân như một tân binh và thể hiện niềm tự hào về xuất thân Anh Quốc của mình. Sự gương mẫu của anh ấy sẽ có giá trị hơn nhiều, hơn sự khác biệt với cuộc chiến mà anh ấy tham gia sẽ tạo ra.

Chúng ta sẽ chiến thắng mà không cần Charlie, nhưng (hàng triệu người ngưỡng mộ anh ấy sẽ nói) chúng tôi thà giành chiến thắng với anh ấy".

Mưu kế gây hấn công kích của Northcliffe tiếp tục tăng theo thời gian. Cuối cùng, Chaplin phải đăng ký tuyển quân với lực lượng vũ trang Hoa Kỳ để cứu lấy danh tiếng của mình. Ông cũng đã trao số tiền khổng lồ 250.000 đô la cho Hoa Kỳ và Anh cho các hoạt động chiến tranh.

Giống như những người mang quốc tịch Anh khác sống ở nước ngoài, Chaplin đã chờ đợi sự chấp thuận từ phía Đại sứ quán Anh. Họ ủng hộ lời giải thích của ông và nói rằng: "Chúng tôi sẽ không coi Chaplin là một kẻ lười biếng trừ khi chúng tôi nhận được hướng dẫn để đưa đạo luật quân sự bắt buộc vào hiệu lực".

Tương tự, những người lính trên chiến trường cũng không hề coi Charlie Chaplin là một kẻ lười biếng. Theo David Robinson - người viết tiểu sử về Chaplin thì các cuộc công kích "chắc chắn không đến từ quân nhân".

Mặc dù Chaplin đã lên đường tòng quân cho lực lượng quân đội Hoa Kỳ, nhưng ông bị từ chối vì thiếu cân và không đủ tiêu chuẩn để tham gia cuộc chiến. Thật không may cho Chaplin khi các cuộc công kích vẫn tiếp diễn sau đó, và những kẻ tấn công vẫn gửi cho Chaplin lông trắng nhằm mỉa mai giễu cợt ông thêm nữa.

Dùng chính năng lực của mình cho cuộc chiến

Tuy nhiên Chaplin là một người theo chủ nghĩa hòa bình, dù không bước vào chiến trường trực tiếp cầm súng chiến đấu, nhưng thông qua những nỗ lực và dự án nghệ thuật có ảnh hưởng tích cực để chiến tranh đi đến kết thúc sớm hơn, đặc biệt khi ông nhận ra cách sử dụng cương vị ngôi sao điện ảnh của mình cho mục đích chính trị, bởi thời điểm đó biểu tượng Hollywood có đủ tiền và một studio để làm bất cứ điều gì ông muốn.

Và đó là khi Shoulder Arms - bộ phim hài phản chiến của Chaplin được công chiếu tại rạp vào tháng 5 năm 1918.

Bộ phim mang đến một cái nhìn châm biếm, hài hước về cuộc chiến. Bối cảnh phim là một trại quân đội, nơi anh tân binh Tramp vụng về phải đối mặt với nhiều thử thách để sống sót qua các chiến hào chết chóc, bùn bẩn, lũ lụt, nỗi sợ hãi dai dẳng và cả những món ăn tồi tệ.

Tramp cuối cùng đã bắt được Kaiser sau khi anh ta cải trang thành một thân cây để vượt qua vùng giáp ranh giữa hai chiến tuyến.

Bên cạnh đó Chaplin còn lên tiếng chống lại chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa dân tộc, nổi tiếng nhất là trong tác phẩm The Great Dictator - Nhà độc tài vĩ đại. Bộ phim công chiếu năm 1940 được các nhà phê bình ủng hộ bởi sự đả kích Mussolini và Hitler nhưng không nhắm đến Stalin.

Nỗi đau âm ỉ cả đời của vua hề Chaplin: Bị gửi cả lông trắng đến nhà để giễu cợt - Ảnh 5.

Chân dung Charlie Chaplin chụp năm 1918

"Những bà mẹ Cộng sản cũng giống như mọi bà mẹ khác, sẽ khóc như mọi bà mẹ khác khóc khi nhận được hung tin về những người con trai của họ sẽ không trở về. Tôi không phải là người Cộng sản để biết điều đó. Và tại thời điểm này, các bà mẹ Nga đang khóc rất nhiều và con trai của họ cũng rất nhiều người sắp chết".

Nguồn tham khảo: History

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại