Phát minh của Seiichi Miyake trên Google Doodle: Cận cảnh gạch xúc giác trên thế giới

Nguyễn Hằng |

Với phát minh gạch xúc giác của Seiichi Miyake, người khiếm thị trên thế giới có thể di chuyển an toàn hơn khi tham gia giao thông.

Ngày 18/3, Google Doodle đã thay đổi giao diện và người được vinh danh chính là Seiichi Miyake (1926-1982), nhà sáng chế nổi tiếng người Nhật với phát minh về gạch tenji hay còn gọi là gạch xúc giác vào năm 1965. Ông cũng chính là người bỏ tiền túi của bản thân để thực hiện dự án này.

Phát minh độc đáo này đã làm thay đổi thiết kế, quy chuẩn xây dựng ở nhiều quốc gia trên thế giới, góp phần to lớn giúp những người khiếm thị có thể dễ dàng tham gia giao thông và an toàn hơn khi di chuyển.

Ban đầu, những khối gạch xúc giác lát trên đường do Seiichi Miyake phát minh, được giới thiệu ở một con phố, gần một ngôi trường dành cho người khiếm thị tại thành phố Okayama (Nhật Bản) vào ngày 18/3/1967.

Không những vậy, ông Seiichi còn liên tục cải tiến gạch xúc giác để giúp người khiếm thị di chuyển an toàn hơn, tạo nên một bước ngoặt lớn trong giao thông. Dần dà, công dụng tuyệt vời của loại gạch lát này đã lan rộng, trở nên phổ biến ở tại Nhật Bản, và nhiều quốc gia trên thế giới.

Người khiếm thị có thể dùng gậy hoặc chân để nhận tín hiệu từ các mẫu xúc giác chỉ dẫn, giúp họ có thể nhận biết nguy hiểm và thuận lợi trong việc tham gia giao thông trên đường phố, các ga tàu điện ngầm, tuyến đường sắt,…

Dưới đây là hình ảnh gạch xúc giác này tại một số nước trên thế giới:

Hàn Quốc

Phát minh của Seiichi Miyake trên Google Doodle: Cận cảnh gạch xúc giác trên thế giới - Ảnh 2.

Không chỉ trên đường bộ, nhiều ga tàu điện ngầm ở Hàn Quốc cũng đã lắp đặt, thiết kế gạch xúc giác để giúp cho người khiếm thị có thể nhận biết và cảnh báo về các nguy hiểm khi tham gia giao thông.

New Zealand

Phát minh của Seiichi Miyake trên Google Doodle: Cận cảnh gạch xúc giác trên thế giới - Ảnh 3.

Gạch xúc giác với khả năng tương tác cao, giúp phản ánh độ trơn trượt, chống va đập,… được lắp đặt rất nhiều trên các tuyến đường ở New Zealand, và trở thành một phần không thể thiếu trong giao thông ở quốc gia này. Trong ảnh là hệ thống gạch xúc giác được lắp đặt ở Ga xe lửa Công viên Sylvia.

Mỹ

Phát minh của Seiichi Miyake trên Google Doodle: Cận cảnh gạch xúc giác trên thế giới - Ảnh 4.

Gạch xúc giác màu vàng với khả năng tương tác, phản xạ tốt được lắp đặt tại nhiều thành phố ở Mỹ.

Phát minh của Seiichi Miyake trên Google Doodle: Cận cảnh gạch xúc giác trên thế giới - Ảnh 5.

Gạch xúc giác được lắp đặt trên đường phố New York.

Nhật Bản

Phát minh của Seiichi Miyake trên Google Doodle: Cận cảnh gạch xúc giác trên thế giới - Ảnh 6.
Phát minh của Seiichi Miyake trên Google Doodle: Cận cảnh gạch xúc giác trên thế giới - Ảnh 7.

Từ nhà ra phố, khắp ngã ba, ngã tư, bến xe buýt, tàu điện ngầm,... ở Nhật Bản đều được lắp đặt loại gạch xúc giác này. Phát minh của nhà sáng chế Seiichi Miyake đã được áp dụng ở nhiều quốc gia , góp phần mang lại một sự thay đổi to lớn trong giao thông, thay đổi cách mà người mù tương tác với thế giới bên ngoài.

Trung Quốc

Phát minh của Seiichi Miyake trên Google Doodle: Cận cảnh gạch xúc giác trên thế giới - Ảnh 8.

Lắp đặt, thiết kế gạch xúc giác có khả năng tương tác cao, cũng xuất hiện trên nhiều tuyến đường ở Trung Quốc.

Tham khảo nguồn: Cnet

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại