Trái Đất vừa trải qua một trong những năm nóng nhất lịch sử, người dân Việt Nam ăn Tết trong cái nắng nóng như mùa hè

DINK |

Nhân loại cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện tình hình của 2019.

Năm 2018 vừa qua đứng thứ Tư trong danh sách những năm nóng nhất lịch sử được ghi lại. Thông số trên do Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA) và NASA cung cấp, mà người Việt chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó: ta đang có một cái Tết quá nóng nực.

Thật buồn khi biết 5 năm vừa qua là 5 năm nóng nhất trong lịch sử hiện đại, với 2016 nóng nhất, 2015 nóng nhì, 2017 ở vị trí nóng thứ ba và năm 2018 vừa rồi nằm tại vị trí thứ tư.

NOAA và NASA ngồi lại, so sánh số liệu và đưa ra các cảnh báo vào thứ Tư vừa rồi. Tại hội nghị, các số liệu được ghi lại từ năm 1880 được đưa lên trình diện, báo cáo chi tiết về nhiệt độ các vùng trên Trái Đất không mấy khả quan. Thông số cho thấy 18 trong tổng số 19 năm nóng nhất lịch sử chính là các năm từ 2001 tới nay.

"2018 lại là một năm cực nóng, một điểm nhất thuộc chuỗi các năm nóng nhất lịch sử", giám đốc Viện Goddard của NASA, Gavin Schmidt nhận định. Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng hơn 1 độ C tính từ những năm 1880. Ta đã gần chạm tới dấu mốc "chỉ tăng 1,5 độ C" được đưa ra trong hiệp ước khí hậu Paris.

Trái Đất vừa trải qua một trong những năm nóng nhất lịch sử, người dân Việt Nam ăn Tết trong cái nắng nóng như mùa hè - Ảnh 1.

Khí thải ra từ máy bay cũng ảnh hưởng tới môi trường.

"Nguyên do gây nên việc nóng lên toàn cầu tới chủ yếu từ việc xả khí thải ra môi trường, bên cạnh một số thứ khí nhà kính khác sản sinh từ các hoạt động của con người", giám đốc Schmidt nói. Năm 2018, gần như toàn bộ Châu Âu trải qua mùa hè nóng tới 32 độ C. Suốt từ Bắc Cực cho tới Địa Trung Hải, Trung Đông đều chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Các vùng cực đang chịu hạn

Nhiệt độ các vùng cực tiếp tục tăng, băng tan là điều tất yếu. Một trong những vỉa băng lâu đời nhất nằm tại vùng Bắc Cực, phía Bắc Greenland đã tan. Trước đây, số băng này được gọi là "thành trì cuối cùng" sẽ bị tan nếu như khí hậu biến đổi theo chiều hướng cực đoan, vậy mà nó đã tan rồi đó.

Băng cứ tiếp tục tan với tốc độ chóng mặt, nước biển sẽ dâng cao, các vùng ven biển sẽ gặp thiệt hại nặng nề.

Nước Mỹ chứng kiến năm "ướt át" nhất trong 35 năm nay

Rất nhiều địa phương trên toàn thế giới hứng chịu hiện tượng thời tiết cực đoan suốt năm 2018 qua, nhưng ít nơi bị ảnh hưởng nặng nề như Mỹ. Trung bình, lượng mưa rơi trên đất Hoa Kỳ đạt mức 87,96 cm, khiến năm 2018 trở thành năm nhiều nước nhất trong lịch sử 35 năm nay, là năm thứ 3 đạt lượng mưa trung bình cao kỷ lục kể từ khi các thông số được ghi lại vào năm 1895.

Không khí càng ấm, nó sẽ càng giữ được nhiều ẩm, bão lại càng dễ xuất hiện (độ ẩm, cơ chế đẩy không khí lên cao và tính không ổn định là 3 yếu tố chính tạo nên bão).

Tổng thiệt hại vật chất các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra cho nước Mỹ đã chạm mốc 91 tỷ USD, với tổng cộng 14 thảm họa thiên tai suốt năm 2018. Trong số tiền khổng lồ đó, có 3 sự kiện lớn đã gây thiệt hại tận 73 tỷ USD: bão Michael (25 tỷ USD), bão Florence (24 tỷ USD) và vụ cháy rừng lịch sử tại California (24 tỷ USD). Lượng tiền đổ vào để khắc phục thiệt hại đang cao hơn bao giờ hết, do số lượng các vụ thiên tai đang nhiều hơn bao giờ hết.

Năm 2019 liệu có khá hơn, liệu nỗ lực giảm những con số thiệt hại ngày một tăng và lượng thiên tai ngày một nhiều có đủ? Ai cũng mong là có, cố gắng hết sức để xem nỗ lực ấy sẽ đưa ra đi xa tới đâu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại