Phát hiện mẫu hóa thạch “Vua Nam Cực” dưới băng giá

Cẩm Mai |

Mẫu hóa thạch có kích thước chỉ bằng con kỳ nhông này là một loài bò sát được phát hiện gần đây ở Nam Cực.

Đặc điểm của mẫu hóa thạch mới phát hiện cho thấy khoảng 250 triệu năm trước, lục địa băng giá vốn bạt ngàn rừng và sông, nhiệt độ hiếm khi xuống dưới 0 độ C.

Khu vực này được cho là nơi trú ngụ của nhiều dạng sinh vật sống khác nhau, bao gồm cả tổ tiên của khủng long.

Phát hiện mẫu hóa thạch “Vua Nam Cực” dưới băng giá - Ảnh 1.

Hình minh họa Nam Cực cách đây 250 triệu năm.

"Vua Nam Cực"

Nơi đây có nhiều thứ nên là thiên đường của cuộc sống. Các nhà khoa học báo cáo rằng họ đã tìm thấy một loài bò sát bé như con kỳ nhông, được gọi là "Vua Nam Cực".

Động vật mới này là con thằn lằn, họ hàng với cá sấu và khủng long. Bản thân nó trông hơi giống con thằn lằn, nhưng theo tiến hóa thành thuộc nhóm bò sát lớn. Nó cho chúng ta biết khủng long và họ hàng gần của chúng đã tiến hóa thế nào.

Nghiên cứu mới báo cáo rằng hóa thạch của Vua Nam Cực chưa hoàn chỉnh, nhưng các nhà cổ sinh vật học tin rằng họ có ấn tượng rất tốt về loài vật gọi là Antarctanax Shackleton (tức Vua Nam Cực).

Chi tiết cụ thể

Dựa vào sự giống nhau giữa các mẫu hóa thạch động vật, nhà nghiên cứu Brandon Peecook và nhóm của ông thuộc Viện Bảo tàng Field (Mỹ) tin rằng Vua Nam Cực là động vật ăn thịt dài khoảng 1,2 – 1,5 m. Vua Nam Cực đã ăn côn trùng, họ hàng cổ xưa của động vật có vú và động vật lưỡng cư.

Trong khi đó, các đặc điểm trong xương cột sống và tứ chi của thằn lằn cho thấy rằng đó là một loài mới và hình dạng của chân cho thấy nó sống trên mặt đất.

Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng có lẽ điều thú vị nhất về Vua Nam Cực là địa điểm và thời điểm nó sống:

Các nhà nghiên cứu càng khám phá Nam Cực thời tiền sử càng thấy nó kỳ lạ. Động vật ở Nam Cực có lẽ cũng giống với động vật sống ở miền nam châu Phi kể từ khi chúng lại liền với nhau. Động vật hoang dã ở Nam Cực độc đáo một cách đáng ngạc nhiên.

Khoảng hai triệu năm trước khi Vua Nam Cực sinh sống, Trái Đất phải chịu những sự kiện tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử.

Phát hiện mẫu hóa thạch “Vua Nam Cực” dưới băng giá - Ảnh 3.

Nam Cực ngày nay.

Biến đổi khí hậu, gây ra bởi các vụ phun trào núi lửa, đã giết hại 90% động vật trên mặt đất. Nên các nhóm động vật mới đã sinh sôi, cạnh tranh lấp đầy khoảng trống.

Theo các nhà khoa học, thằn lằn là một trong những loài động vật tăng trưởng vượt bậc. Trước khi bị tuyệt chủng hàng loạt, thằn lằn chỉ sống xung quanh đường xích đạo, sau đó,chúng sống khắp nơi trên hành tinh.

Nam Cực là nơi sinh sống kết hợp giữa những động vật hoàn toàn mới này và những con thú bị tuyệt chủng ở mọi nơi, mà các nhà cổ sinh vật học gọi là "cuộc diễu hành chết chóc".

Nguồn bài và ảnh: Ancient Code

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại