Phát hiện đầy bất ngờ: Hoa cũng biết nghe ngóng, chọn lọc các loài ong rồi tự khiến mật ngọt hơn

VŨ HUẾ |

Đó là kết luận từ nhà sinh vật học Had Hadany, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu hoa Oenothera biennis. Bà phát hiện chỉ trong vòng 3 phút sau khi "nghe" được âm thanh của côn trùng hút mật, loài cây này đã tăng thêm 12-20% nồng độ đường, khiến mật hoa ngọt ngào hơn bao giờ hết.

Thiên nhiên không khi nào tĩnh lặng. Ngay cả khi nó yên ả đến nỗi như vô thanh với lỗ tai con người, thì cũng chẳng hề bặt âm với các sinh vật sống khác. 

Từ ngọn gió thoảng nhẹ đến tiếng chim thánh thót, côn trùng rỉ rả, chúng liên tục lấp đầy không gian và thời gian. Cả thú săn mồi lẫn động vật ăn cỏ đều được tạo hóa trang bị cho đôi tai thích hợp nhất để nhận diện sự có mặt của loài khác. 

Chỉ có điều, chúng ta chưa bao giờ ngờ cây cối cũng biết nghe.

Tất nhiên là không phải nghe bằng tai rồi. Thực vật thì chỉ có thân, lá, hoa, cành, rễ, quả mà thôi. Nhưng ít nhất thì qua thử nghiệm của Had Hadany, nhà nghiên cứu của ĐH Tel Aviv, Israel, chúng ta cũng xác định được một loài cây biết nhận diện âm thanh. Đó là Oenothera biennis hay còn gọi là cây anh thảo chiều.

Phát hiện đầy bất ngờ: Hoa cũng biết nghe ngóng, chọn lọc các loài ong rồi tự khiến mật ngọt hơn - Ảnh 1.
Phát hiện đầy bất ngờ: Hoa cũng biết nghe ngóng, chọn lọc các loài ong rồi tự khiến mật ngọt hơn - Ảnh 2.

Cây Oenothera biennis

 Đã xác nhận cả trong phòng thí nghiệm lẫn ngoài tự nhiên

Một ngày, Hadany chợt nảy ra câu hỏi liệu thực vật có biết nghe không? Để tìm ra câu trả lời, bà lập một nhóm nghiên cứu tiến hành thực nghiệm với Oenothera biennis, loài cây sinh trưởng mạnh, rất thu ong hút bướm khi nở hoa.

Đầu tiên, Hadany chia đám Oenothera biennis trong phòng thí nghiệm ra làm 5, mỗi nhóm được trồng trong một điều kiện âm thanh khác nhau. Chúng bao gồm nhóm im lặng, nhóm được nghe âm thanh ghi âm của một con ong, và 3 nhóm lần lượt trong các điều kiện âm thanh tần số thấp, trung bình, cao do máy tính tạo ra.

Phát hiện đầy bất ngờ: Hoa cũng biết nghe ngóng, chọn lọc các loài ong rồi tự khiến mật ngọt hơn - Ảnh 3.
Phát hiện đầy bất ngờ: Hoa cũng biết nghe ngóng, chọn lọc các loài ong rồi tự khiến mật ngọt hơn - Ảnh 4.

Hình dạng cái bát này giúp hoa dễ dàng nhận và khuếch đại âm thanh

Qua quan sát và phân tích, Hadany nhận ra nhóm im lặng không có sự gia tăng đáng kể về nồng độ đường trong mật hoa, tương tự với 2 nhóm tần số trung bình (34- 35kHz) và cao (158-160kHz ). 

Nhưng với nhóm tần số thấp (0,05- 1kHz) và nhóm được nghe tiếng ong vỗ cánh (0,2 - 0,5 kHz) thì khác. Chỉ trong vòng 3 phút sau khi tiếp xúc với âm thanh, nồng độ đường trong cây đã tăng đạt 12-20%.

Ngạc nhiên là bất kể lặp lại bao nhiêu lần, ở mùa nào, trong phòng thí nghiệm hay ngoài trời, Hadany cũng thu được kết quả y như lần đầu. Bà tự tin khẳng định: Cây cũng có thể nghe.

Và hoa chính là lỗ tai của thực vật

Nguyên nhân Oenothera biennis tự làm ngọt tất nhiên không gì ngoài mục đích dụ dỗ côn trùng. Phần lớn cây cối đều nhờ hoạt động thụ phấn mà duy trì loài. Trải qua quá trình tiến hóa, chúng "sáng tạo" ra đủ cách thụ phấn hiệu quả, từ tự nhiên đến nhờ động vật.

Oenothera biennis thuộc loại cần côn trùng thụ phấn giúp. Sau khi phát hiện chúng nhận biết được âm thanh của ong, nhóm của Hadany liền cố tìm xem "tai" của loài cây này nằm ở đâu. Và họ phát hiện, chính những bông hoa tươi tắn, đẹp xinh của Oenothera biennis giữ trọng trách ấy.

Phát hiện đầy bất ngờ: Hoa cũng biết nghe ngóng, chọn lọc các loài ong rồi tự khiến mật ngọt hơn - Ảnh 5.
Phát hiện đầy bất ngờ: Hoa cũng biết nghe ngóng, chọn lọc các loài ong rồi tự khiến mật ngọt hơn - Ảnh 6.
Phát hiện đầy bất ngờ: Hoa cũng biết nghe ngóng, chọn lọc các loài ong rồi tự khiến mật ngọt hơn - Ảnh 7.
Phát hiện đầy bất ngờ: Hoa cũng biết nghe ngóng, chọn lọc các loài ong rồi tự khiến mật ngọt hơn - Ảnh 8.

Hoa Oenothera biennis có hình dạng tròn, lõm như một chảo vệ tinh vậy. Nhờ cấu trúc hình bát này, chúng có thể đón và khuếch đại sóng âm.

Cùng với nhà nghiên cứu mới tham gia là Marine Veits, Hadany đặt Oenothera biennis có hoa dưới thiết bị đo rung động laser. Sau khi thu thập số liệu rung động của hoa trong các điều kiện tương tự như ở 5 kiểu thí nghiệm trước đấy, nhóm của bà lại phát hiện một điều vô cùng bất ngờ nữa. Đó là rung động của hoa khớp với bước sóng của bản ghi âm tiếng ong.

Để chắc chắn, họ thử nghiệm với những bông hoa đã bị xé bỏ mất một hoặc nhiều cánh. Kết quả chỉ ra, những bông hoa này không thể cộng hưởng với tiếng ong.

Phát hiện đầy bất ngờ: Hoa cũng biết nghe ngóng, chọn lọc các loài ong rồi tự khiến mật ngọt hơn - Ảnh 9.
Phát hiện đầy bất ngờ: Hoa cũng biết nghe ngóng, chọn lọc các loài ong rồi tự khiến mật ngọt hơn - Ảnh 10.
Phát hiện đầy bất ngờ: Hoa cũng biết nghe ngóng, chọn lọc các loài ong rồi tự khiến mật ngọt hơn - Ảnh 11.

Theo phân tích của Veits thì chính nhờ kiểu cấu trúc hình bát mà hoa Oenothera biennis dễ dàng đón và khuếch đại âm thanh, rồi rung rinh sao cho khớp với tần suất để báo cho cây biết.

Rất có thể thực vật còn biết "nghe" vì nhiều mục đích khác nữa

Ong là một loài cực kỳ nhạy cảm với nồng độ đường trong mật hoa. Dù sự thay đổi chỉ là từ 1-3%, chúng vẫn nhận ra được. Với lượng ngọt tăng tới 20%, hoa Oenothera biennis đương nhiên là hấp dẫn được loài côn trùng "nghiện ngọt" này.

Phát hiện đầy bất ngờ: Hoa cũng biết nghe ngóng, chọn lọc các loài ong rồi tự khiến mật ngọt hơn - Ảnh 13.
Phát hiện đầy bất ngờ: Hoa cũng biết nghe ngóng, chọn lọc các loài ong rồi tự khiến mật ngọt hơn - Ảnh 14.
Phát hiện đầy bất ngờ: Hoa cũng biết nghe ngóng, chọn lọc các loài ong rồi tự khiến mật ngọt hơn - Ảnh 15.
Phát hiện đầy bất ngờ: Hoa cũng biết nghe ngóng, chọn lọc các loài ong rồi tự khiến mật ngọt hơn - Ảnh 16.

Nhưng thực vật không chỉ dựa vào côn trùng để thụ phấn. Nhiều loài còn phụ thuộc vào gió hoặc động vật để phân tán hạt giống. Thế nên Hadany lại có thêm một nghi vấn khác. Đó là ngoài âm thanh của ong ra, có thể nào cây cối còn nghe hiểu cả những âm thanh khác? 

Từ đó có những hoạt động tương ứng để cảnh báo đồng loại (trong trường hợp sắp bị ăn), hoặc chuẩn bị phát tán hạt giống (nhờ gió), hay thu hút động vật có vú tới gần, "gửi" vài thứ quả gai góc lên bộ lông rậm rạp.

Riêng Veits thì hiếu kỳ về cơ chế rung động của hoa vì âm thanh hơn. Bà muốn biết chúng xảy ra như thế nào, nhờ vào hoạt động gì? Một số người khác lại tò mò liệu cây cũng biết "ngửi"? Bởi vì chúng đã biết "nghe", nên biết đâu lại chẳng biết "ngửi" luôn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại