"Người đóng thế" vụ Range Rover tông nữ sinh bị xử lý thế nào?

VÂN TRƯỜNG |

Theo các luật sư, nếu đóng thế trong vụ Range Rover tông nữ sinh rồi bỏ trốn thì người này đã phạm tội che giấu tội phạm.

Như Báo Lao Động đã thông tin, sáng 24.12, ông Trần Văn Quân (Thanh Xuân, Hà Nội), bố đẻ nạn nhân Trần Lê Minh Trang trong vụ xe Range Rover tông nữ sinh tại Hà Nội rồi bỏ trốn - cho biết: Quá trình điều tra, công an xác định Nguyễn Mạnh Hồng lại không phải là người lái xe Range Rover BKS 30A – 279.99 tại thời điểm gây tai nạn, mà chỉ là lái xe nhận tội thay.

Cũng theo ông Quân, người lái ôtô Range Rover gây tai nạn rồi bỏ trốn là Phạm Thế D (SN 1980, ở tỉnh Quảng Ninh), người này đã khai nhận toàn bộ hành vi tại cơ quan công an.

Người đóng thế vụ Range Rover tông nữ sinh bị xử lý thế nào? - Ảnh 1.

Chiếc xe gây tai nạn.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Báo Lao Động, luật sư Quách Thành Lực (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết: Nếu sự việc đúng như người thân nạn nhân thông tin, trong trường hợp này, "người đóng thế" đã phạm vào tội Che giấu tội phạm.

Theo luật sư Lực, hành vi nhận tội thay là tình tiết tăng nặng của tội Che giấu tội phạm. Còn người nhờ người khác nhận tội thay chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi của họ đã gây ra.

Việc họ nhờ người khác nhận tội thay cho mình được coi là tình tiết tăng nặng của việc họ gây tai nạn giao thông.

Người đóng thế vụ Range Rover tông nữ sinh bị xử lý thế nào? - Ảnh 2.

Luật sư Quách Thành Lực.

LS La Văn Thái (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) nêu quan điểm: Nếu đúng như thông tin gia đình cung cấp, hành vi của Nguyễn Mạnh Hồng có dấu hiệu phạm vào điều 18 là Che giấu tội phạm.

Tuy nhiên, theo quy định của điều 389 về tội Che giấu tội phạm - nếu người được che giấu bị truy tố theo điều 260 Bộ luật Hình sự (tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ) thì người nhận thay sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư Thái cho rằng, trong trường hợp, người nhờ người khác "đóng thế" không phải là lái xe gây tai nạn, chỉ nhờ thông thường không mang tính cưỡng ép thì có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nhưng nếu cưỡng ép hoặc mua chuộc với những người là người làm chứng, bị hại hoặc đương sự trong vụ án thì có thể bị truy cứu trách nhiệm theo điều 384 Bộ luật Hình sự quy định về Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu.

Tội che giấu tội phạm được quy định tại Điều 389 Bộ Luật hình sự 2015 như sau:

1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm: (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 137 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)...

2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại