Những ngày cuối cùng thê thảm của "cuộc tình" Mourinho-Man United

KDN |

Vậy là Mourinho đã chính thức chấm dứt cuộc tình hai năm trời với Quỷ Đỏ thành Man United, cùng một kịch bản, cùng một cái tên, thậm chí cùng một lý do: Liverpool và Klopp.

1. Còn nhớ ở mùa dẫn dắt Chelsea nhiệm kỳ hai, Mourinho đã bị đẩy ra đường sau khi để thua Liverpool của chính Klopp ở mùa giải 2015/16. Nếu tính xa hơn nữa, mùa giải 2012/13, đoàn quân Vàng-Đen của Klopp đánh bại Real Madrid của Mourinho 4-1. Cuối mùa, Người đặc biệt cay đắng rời Bernabeu.

Và chủ nhật tuần trước, Liverpool của Klopp lại một lần nữa là tác nhân khiến nhà cầm quân người BĐN ra đường lần thứ 2 kể từ ngày ông trở lại Premier League. Nói cách khác, Klopp chẳng khác nào "hung thần" của Mourinho cả.

Nhưng, đừng trách Klopp, chỉ là duyên số khiến ông trở thành "hung thần" của Mourinho mà thôi. 

Còn thực tế, Mourinho đã quá lỗi thời, quá già cỗi, và một phần nữa là vì trong tay ông giờ đây là một tập thể của những "ông sao" chứ không phải là một đội bóng gắn kết, một tập thể như dưới thời Sir Alex Ferguson.

Những ngày cuối cùng thê thảm của cuộc tình Mourinho-Man United - Ảnh 1.

Mourinho không còn giữ được cốt lõi của sự thành công.

Nếu nhìn vào những đội bóng mà Mourinho từng dẫn dắt, chúng ta sẽ thấy rằng họ quá khác với Man United bây giờ.

Porto là một tập thể gắn kết, kỷ luật cao cùng một tâm lý mạnh mẽ. Inter Milan tràn đầy kinh nghiệm và chất thép. Real Madrid thì đầy những ngôi sao có khao khát chiến thắng cũng như một Barcelona luôn so kè với họ từng điểm số trên BXH. Ít nhất là trong một mùa giải.

Và rõ ràng, Manchester United không có được những điều đó, họ giờ đây là một tập thể vô hồn, đầy những rối loạn và lạnh lẽo. Mái tóc bạc trắng cũng như phong cách ăn mặc lôi thôi của Mourinho sau mỗi cuộc họp báo chính là hình ảnh rõ ràng nhất về những gì ông đã trải qua ở sân Old Trafford.

Đã qua rồi cái thời Man United là một tập thể, những trụ cột, những thủ lĩnh tinh thần, những cá nhân có thể xoay chuyển tình thế như Chicharito, Carrick hay Evra, Vidic, Rio Ferdinand đều đã ra đi. 

Những người thực sự chiến đấu vì màu áo, những người thực sự "sống và chết" vì cái logo trên ngực áo đều không còn gắn bó với Old Trafford.

Man United lúc này chỉ như một bãi đáp của những ngôi sao đắt giá, của những cái tôi quá lớn như Pogba, một người chỉ quan tâm tới những bản hợp đồng quảng cáo hay mái tóc của mình hơn là chiến thuật và tinh thần thi đấu, đến mức Neville cũng phải ngao ngán: "Pogba quá rườm rà và chỉ nghĩ đến bản thân mình".

Và cái cách mà BLĐ Man United ra thông cáo chia tay Người đặc biệt cũng lạnh lùng không kém gì cái cách mà đội bóng đang vận hành. David Moyes bị sa thải khi Man United đã bị loại ở Champions League ở vòng... tứ kết, chứ không phải là lúc vừa bốc thăm vòng 1/8 như Mourinho.

Và khi Moyes bị sa thải, ông vẫn có được những lời tri ân "vì những đóng góp của ông cũng như những gì ông đã đem lại cho CLB: sự chính trực và tinh thần thi đấu.", còn Mourinho ? Chỉ là một đoạn thông cáo ngắn gọn: "Mourinho đã rời đội bóng, chúng tôi cảm ơn ông vì thời gian ở đội bóng và chúc ông thành công". Ngắn gọn, nhưng tàn nhẫn và lạnh lùng.

Những ngày cuối cùng thê thảm của cuộc tình Mourinho-Man United - Ảnh 2.

Kết cục của Mourinho còn thảm hơn David Moyes.

2. Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi Mourinho bị sa thải sau khi để thua Liverpool, một đội bóng duyên nợ với ông hơn bất cứ đội nào ở đấu trường Premier League kể từ ngày ông đến với sân chơi này.

Lịch sử đã chứng minh rằng, khi một HLV để cho một đội bóng thua trước kình địch của mình, thì "án tử" đã được viết ra, chỉ chờ ngày vị HLV đó bị đem ra "đoạn đầu đài". 

Moyes bị sa thải sau khi để thua Everton ở trên sân Goodison Park. Nhưng trước đó 4 tuần, họ đã để thua Liverpool trên chính sân nhà Old Trafford, và ở trận đấu đó, nếu hàng công của Liverpool nắn nót hơn tí nữa, tỷ số có lẽ đã không phải là 0-3 mà còn nhiều hơn thế nữa.

Và ở đầu kia chiến tuyến, kình địch của Man United đã từng phải làm điều tương tự. Đó là vào năm 1997, khi mà Man United có được chiến thắng dễ dàng trước Liverpool trên chính sân Anfield cũng với tỷ số 3-1. 

Roy Evans, HLV của Liverpool khi ấy, đã bị điền vào "sổ đen". Và chỉ 6 tháng sau, Gerard Houllier đã được đem về để thay thế ông.  

Trước đó là Graeme Souness, sau khi nghe được một cuộc trao đổi chiến thuật ở phòng khách sạn Moat House giữa các cầu thủ và BHL Bristol City trong trận đấu vòng 3 FA Cup. Trong cuộc trao đổi đó, HLV của Bristol City là Russell Osman đã nói với các cầu thủ của mình rằng Liverpool lúc này "yếu hơn cả sên".

Một câu nói có thể nhằm khích lệ tinh thần cho các học trò. Nhưng chừng đấy cũng đủ để đánh vào tự trọng của Graemes. Khiến ông quyết định từ nhiệm. 

Nhưng ông đáng lẽ ra đã phải đi từ hai tuần trước sau khi không thể giúp các học trò của mình tránh khỏi trận thua trước Man United với cách biệt ba bàn trắng. Souness biết rằng, không thể nào bám đuổi được kình địch của mình với khoảng cách tới 21 điểm.

3. Khi một đội bóng có phong độ trồi sụt, còn kình địch của họ thì lại tiến bộ từng ngày, những sự thay đổi luôn cần được tính đến. Ở trận Derby Nước Anh vào Chủ Nhật tuần trước. Klopp rõ ràng trên cơ Mourinho khi luôn có được một đấu pháp hợp lý trước Người đặc biệt. 

Mourinho ban đầu sử dụng một hàng thủ năm người để đối chọi với ba tiền đạo của Klopp. Rõ ràng phương án này có hiệu quả sau khi có bàn gỡ do sai lầm của Alisson, nhưng chỉ sau 15 phút giữa hiệp. 

Những ngày cuối cùng thê thảm của cuộc tình Mourinho-Man United - Ảnh 3.

Man United quá bất lực trước Liverpool.

Klopp lập tức thay đổi phương án bằng cách đưa Xherdan Shaqiri vào, và phần còn lại của trận đấu, chúng ta đã thấy anh cùng với các đồng đội "hành hạ" Man United như thế nào với 2 bàn thắng chỉ sau 10 phút.

Tuy nhiên, sẽ thật bất công khi chỉ dồn hết tội lên đầu Mourinho. Ông không hoàn toàn chịu trách nhiệm trong cơn khủng hoảng của Man United. 

Trách nhiệm lớn nhất phải thuộc về bộ máy lãnh đạo của đội chủ sân Old Trafford, những người từ lâu đã không đem lại được một văn hóa chiến thắng cho đội bóng sau thời Sir Alex.

Khác với thời điểm mà John Henry mua lại Liverpool, thời điểm mà Liverpool chật vật với một Roy Hodgson lỗi thời và một vị trí bấp bênh trên BXH cùng một Tom Hicks và George Gillett Jr vô trách nhiệm.

Dù Mourinho có lý khi than phiền về những vấn đề nội tại của CLB ngày ông đến sân Old Trafford, người đồng cấp Jurgen Klopp bên kia chiến tuyến của ông cũng chẳng khá hơn bao nhiêu khi mà Liverpool của ông cũng phải đối mặt với hàng tá vấn đề thời hậu Brendan Rodgers. 

Nhưng, bằng lòng nhiệt huyết và một chiến lược rõ ràng, ông đã giúp cho Liverpool vượt qua khủng hoảng và thậm chí đi đến trận đấu cuối cùng ở đấu trường Europa League. Một thành quả vượt xa mong đợi của các CĐV Liverpool.

Ed Woodward có lẽ giờ đây đang tiếc nuối khi không nhanh tay ký hợp đồng với Klopp, một HLV luôn có được thành tích tốt ở những đội bóng ông cầm quân, một HLV luôn có được mối quan hệ hữu hảo với BLĐ, như mối quan hệ của ông với giám đốc điều hành Michael Edwards của Liverpool. 

Klopp thực sự là một nhà quản lý chứ không chỉ đơn thuần là một HLV. Một người như thế chắc chắn sẽ rất cần thiết cho Ed Woodward sau ngày Moyes bị sa thải. Và chính Klopp cũng đã từng có những lời có cánh cho đội chủ sân Old Trafford khi gọi sân đấu của họ là một nơi "đầy bí ẩn", và là nơi "những giấc mơ thành hiện thực".

Những ngày cuối cùng thê thảm của cuộc tình Mourinho-Man United - Ảnh 4.

Người đặc biệt đã không còn đặc biệt nữa.

Trong quyển sách "Bring The Noise" của Raphael Honigstein, ông cho rằng, Klopp chính là người đã đặt ra định nghĩa "phi quyến rũ" và điều này phần nhiều là nhờ vào cách ông đưa ra những phán đoán về tiềm lực của mọi cá nhân, trong cái cách ông từ chối đúng thời điểm và biết được đường lối cũng như biết rõ nên làm việc với ai.

"Pogba ? Một bản hợp đồng đắt giá, nhưng tôi rất thích cậu ấy. Cậu ấy có thể chơi cho bất cứ CLB nào và khiến họ tốt lên", Klopp đã nói như vậy sau khi được hỏi về Pogba.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại