Khoảnh khắc ấn tượng về hệ sao đôi R Aquarii này được chụp bởi kính viễn vọng săn tìm sự sống ngoài hành tinh SPHERE đặt tại Đài thiên văn Nam Âu.
R Aquarii là hệ sao cộng sinh được cấu thành từ một sao lùn trắng và một sao biến thiên đỏ có tên Mira.
Hình ảnh chụp lại cảnh 2 ngôi sao "xơi tái" lẫn nhau. (Ảnh: ESO)
Trong hình, Mira đang bị người bạn đồng hành nhỏ hơn nhưng có mật độ vật chất dày hơn "xơi tái".
Trên thực tế, Mira đang ở cuối chu trình sống, mất một nửa lượng vật chất và bắt đầu phóng ra các xung với độ sáng gấp 1.000 lần Mặt Trời. Trong khi đó, ngôi sao lùn trắng đồng hành với nó cũng đang cạn kiệt nhiên liệu cho các phản ứng hạt nhân xảy ra bên trong nó.
Khi sao lùn trắng "xơi tái" bạn đồng hành của mình, lượng vật chất mà nó nuốt chửng sẽ tích tụ lại trên bề mặt, đôi khi gây ra các vụ nổ nhiệt hạnh với sức công phá lớn làm nổ tung vật chất ra ngoài không gian.
Trong trường hợp này, một vụ nổ tân tinh xếp hạng Ia đã xảy ra kết thúc chu trình sống của cả 2 ngôi sao, đặt dấu chấm hết sự tồn tại của hệ sao đôi R Aquarii.