Vụ nổ ngôi sao gần Trái Đất vô tình tiêu diệt "quái vật biển" khổng lồ, to hơn 1 chiếc xe bus

Nguyễn Hằng |

Hàng loạt ngôi sao phát nổ gần Trái Đất đã gây nên thảm họa cho nhiều loài động vật khổng lồ, trong đó có “quái vật biển” lớn hơn cả một chiếc xe bus.

Cách đây hàng chục triệu năm, những đại dương trên Trái Đất đã từng có nhiều loài động vật khổng lồ như bò biển lớn như cá voi xanh, cá mập Megalodon (dài tới 25m) lớn hơn một chiếc xe buýt,...

Tuy nhiên, "cơn ác mộng" bắt đầu khi cách đây 2,6 triệu năm trước (thuộc thời kỳ Pliocene), hàng loạt vụ nổ siêu tân tinh đã xảy ra và được cho là nguyên nhân khiến cho hơn 1/3 các loài sinh vật biển to lớn, trong đó là "quái vật biển" – siêu cá mập Megalodon rơi vào thảm họa tuyệt chủng.

Vụ nổ ngôi sao gần Trái Đất vô tình tiêu diệt quái vật biển khổng lồ, to hơn 1 chiếc xe bus - Ảnh 1.

Siêu cá mập Megalodon từng được coi là "quái vật biển" thống trị đại dương đã tuyệt chủng cách đây 2,6 triệu năm trước. Ảnh: Karen Carr

Siêu tân tinh là một hiện tượng thiên văn thường xảy ra vào giai đoạn cuối cùng trong đời của một ngôi sao và đánh dầu bằng một vụ nổ lớn.

Ngày nay, các nhà khoa học vẫn không biết chính xác tại sao thảm họa trên lại xảy ra. Một trong những nguyên nhân chắc chắn là từ biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu rằng chỉ mỗi biến đổi khí hậu gây ra "thảm họa" trên hay còn sót nhiều mảnh ghép đáng sợ khác?

Vụ nổ ngôi sao gần Trái Đất vô tình tiêu diệt quái vật biển khổng lồ, to hơn 1 chiếc xe bus - Ảnh 2.

Những vụ nổ ngôi sao thường rất đẹp khi quan sát bằng kính thiên văn. Ảnh: Internet

Theo đó, trong một bài báo mới được đăng tải trên tạp chí Artrobiology, cho thấy khả năng hàng loạt ngôi sao phát nổ thành siêu tân tinh là nguyên nhân khiến cho nhiều loài vật khổng lồ biến mất.

Adrian Melott, giáo sư tại ĐH Kansas (Mỹ) cùng với nhóm các nhà thiên văn học, cho rằng những ngôi sao phát nổ ở khoảng cách đủ gần khiến phóng xạ rơi xuống Trái Đất và với số lượng quá lớn thì có thể gây ra nhiều tác động sinh học khác.

Dữ liệu nghiên cứu của một công trình vào năm 2016 cho thấy về phát hiện dấu vết của đồng vị sắt-60 được tìm thấy trong các lớp trầm tích dưới đáy biển cổ đại trên Trái Đất. Đây là một biến thể phóng xạ của sắt với chu kỳ bán rã khoảng 2,6 triệu năm.

Melott cùng các nhà nghiên cứu đã kết nối phát hiện trên với hàng loạt các vụ nổ siêu tân tinh xảy ra trong khoảng 8,7 triệu đến 1,7 triệu năm trước với khoảng cách phun trào cách Trái Đất chừng 325 năm ánh sáng.

Vụ nổ ngôi sao gần Trái Đất vô tình tiêu diệt quái vật biển khổng lồ, to hơn 1 chiếc xe bus - Ảnh 3.

Không chỉ có Megalodon, nhiều sinh vật biển khổng lồ khác cũng rơi vào "thảm họa" tuyệt chủng có thể do tác động từ biến đổi khí hậu và ảnh hưởng từ những vụ nổ siêu tân tinh. Ảnh minh họa

Theo nhà nghiên cứu Melott, với khoảng cách đủ gần như vậy thì Trái Đất vẫn còn nằm trong đường đi của một lượng phóng xạ cực lớn được giải phóng từ những ngôi sao chết.

Với lượng phóng xạ lớn như vậy, Giáo sư Mellott cho biết: "Chúng tôi ước tính tỷ lệ ung thư sẽ tăng khoảng 50% đối với một sinh vật có kích thước cỡ con người. Một con vật càng lớn như con voi, hoặc cá voi thì liều lượng bức xạ càng tăng lên".

Có lẽ những sinh vật biển khổng lồ đã tiếp xúc với một lượng lớn phóng xạ này và kết quả là khiến chúng tuyệt chủng, trong khi các sinh vật nhỏ hơn lại sống sót.

Điều này cũng có thể lý giải vì sao siêu cá mập Megalodon cũng như khoảng 1/3 các sinh vật biển khổng lồ khác lại không thể sống sót được cho tới Thế Pleistocene trong lịch sử của Trái Đất.

Tham khảo nguồn: Livescience, Newsweek

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại