Phát hiện nguồn tia X cực kỳ bất thường trong thiên hà Messier 86

Ngọc Nga |

Nhờ vào dữ liệu từ tàu vũ trụ Chandra của NASA, các nhà nghiên cứu đã phát hiện Nguồn tia X cực kỳ bất thường được phát hiện trong thiên hà Messier 86.

Các nhà thiên văn học cho biết, tia X (ULX) cực kỳ mới trong thiên hà elip Messier 86 nằm cách trung tâm của thiên hà 62.000 năm ánh sáng. Phát hiện này được báo cáo trong một bài báo được công bố ngày 26 tháng 11 trên arXiv.org.

ULX là các nguồn năng lượng rất sáng trên bầu trời. Mỗi tia phát ra nhiều bức xạ hơn 1 triệu lần Mặt trời phát ra ở tất cả các bước sóng. Dù những tia phát ra này không sáng bằng các vụ nổ hạt nhân trong thiên hà nhưng sáng hơn bất kỳ quá trình hoạt động của các sao khác.

Mặc dù nhiều nghiên cứu về tia ULX đã được tiến hành nhưng về bản chất của những nguồn này vẫn chưa được xác định rõ.

Phát hiện nguồn tia X cực kỳ bất thường trong thiên hà Messier 86 - Ảnh 1.

Nguồn tia X bất thường vừa được NASA phát hiện. Ảnh: Phys

Thông thường có một tia ULX trong mỗi thiên hà thuộc các thiên hà lưu trữ chúng, nhưng một số thiên hà đã được tìm thấy chứa nhiều nguồn như vậy.

Cũng theo các nhà thiên văn học, thực tế các tia ULX thường được tìm thấy phổ biến nhất trong các thiên hà xoắn ốc, các thiên hà starburst hoặc gần các vùng hình thành sao trong các thiên hà, một số ít nguồn này xuất hiện trong các thiên hà elip.

Nói tới thiên hà Messier 86, hay M86 (còn được gọi là NGC 4406), đây là thiên hà nằm cách 52 triệu năm ánh sáng trong Cụm Xử Nữ. Thiên hà Messier 86 hóa ra là một thiên hà hình elip lưu trữ ít nhất hai tia ULX.

Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi một nhóm các nhà thiên văn học do Lennart M. van Haaften thuộc Đại học Texas Tech thực hiện, dữ liệu lưu trữ từ máy đo quang phổ tiên tiến của Đài quan sát tia X Chandra cho thấy, thiên hà M86 có một tia ULX nằm cách trung tâm khoảng 62.000 năm về phía Tây Bắc của thiên hà. ULX mới được tìm thấy là nguồn tia thứ hai trong thiên hà M86, sau CXO J122611.830 + 125647.80, được xác định vào năm 2011.

Nghiên cứu cho thấy rằng thiên hà M86 tULX-1 xuất hiện tia X có độ sáng xấp xỉ 5,0 duodecillion erg/s, độ sáng X-quang lớn hơn của 1,9 duodecillion erg/s và nhiệt độ bên trong là 0,66 keV.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, cùng với các đặc tính khác của nó như độ sáng cao và vị trí làm cho nguồn này trở thành một tia ULX bất thường.

Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, nguồn này có thể là một hố đen có trọng lượng lớn gấp 30 đến 100 lần so với Mặt trời của chúng ta.

Giả thuyết đáng tin cậy thứ hai là nó là một hố đen khối lượng sao ở trạng thái chuyển tiếp giữa các lỗ đen khối lượng sao bình thường và các lỗ trong trạng thái siêu nhẹ.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đưa ra nhiều giả thuyết khác để giải thích bản chất của thiên hà M86 tULX-1 chính là một thiên hà hoạt động nhờ vào sự kiện microlensing hấp dẫn, sự gián đoạn thủy triều đã khiến các ngôi sao bùng phát thành những tia X có quầng sáng khủng khiếp.

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, các quan sát tiếp theo về thiên hà M86 tULX-1 của Kính viễn vọng Không gian XMM-Newton và James Webb (JWST) sẽ trở nên hữu ích hơn nhiều giúp các nhà thiên văn họa có thể phát hiện ra bản chất thực sự của các tia X được tìm thấy trong vũ trụ bao la.

(Theo Phys)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại