Ngoài đao kiếm, đây là thứ binh khí không thể thiếu trong các quân đoàn La Mã cổ đại

GGG |

Xuyên suốt lịch sử, nếu kiếm đao là loại vũ khí thông dụng và nguy hiểm nhất thì khiên được tạo ra chính là để làm đối trọng với chúng.

Khiên là thứ binh khí cần thiết để ngăn chặn và bảo vệ người dùng chống lại các cuộc tấn công từ kẻ thù. Những chiếc khiên tốt có thể chống lại cả đao, kiếm, giáo, và thậm chí cả mũi tên. Chúng thường được làm từ gỗ và da động vật. Thời gian trôi qua, những chiếc khiên được gia cố bằng vật liệu chất lượng cao hơn như kim loại, sắt và thép.

Trong suốt chiều dài lịch sử, có lẽ chiếc khiên dưới thời La Mã mang nhiều đặc điểm thú vị nhất.

Tầm quan trọng của chiếc khiên đối với quân đội La Mã

Dưới thời La Mã, quân đội thường cực kỳ chú trọng đến tính kỷ luật trong các đội hình chiến đấu. Và đối với hầu hết mọi đội hình, chiếc khiên La Mã đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến cả tính chiến thuật của trận đánh.

Ngoài đao kiếm, đây là thứ binh khí không thể thiếu trong các quân đoàn La Mã cổ đại - Ảnh 1.

Không có những thứ này, các quân đoàn có lẽ sẽ đơn giản là đi bộ đến chiến trường. Nếu hay xem các bộ phim về thời đại này, có lẽ bạn sẽ hiểu được phần nào sự khốc liệt đến từ các trận chiến. Đó là lý do tại sao kiếm và khiên của La Mã đã trở thành những phần quan trọng của lịch sử chiến tranh.

Trong đó, khiên La Mã là một trong những "tuyến phòng thủ" hiệu quả nhất mà các chiến binh thường sử ​​dụng.

Không chỉ đóng vai trò bảo vệ từng cá nhân, chiếc khiên La Mã còn mang ý nghĩa lớn về chiến thuật khi các quân đoàn thường sử dụng chúng để liên kết với nhau, tạo ra một lớp phòng ngự kiên cố, bền bỉ hơn rất nhiều. Cùng lúc đó, đứng sau lớp khiên dày đặc, họ vẫn có thể tung ra những cú đâm chết người bởi các ngọn giáo dài.

Ngoài đao kiếm, đây là thứ binh khí không thể thiếu trong các quân đoàn La Mã cổ đại - Ảnh 2.

Đây được xem là chiến thuật quen thuộc của các trận đánh giáp lá cà của bộ binh thời La Mã cổ đại. Nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều các tính năng có thể tạo ra từ khiên La Mã.

Điểm đặc biệt của những chiếc khiên này còn nằm ở việc dễ "lắp ghép" để tạo ra nhiều đội hình khác nhau, phù hợp với từng tình huống khác nhau trên chiến trường.

Nếu đơn vị bộ binh đó gặp tình huống không tốt, họ có thể huy động toàn bộ khiên của các binh sĩ rồi tạo ra một "bức tường thành" mini ở xung quanh. Cùng với đó, tất cả các binh sĩ còn lại sẽ nâng khiên của họ lên tựa như "mái nhà".

Ngoài đao kiếm, đây là thứ binh khí không thể thiếu trong các quân đoàn La Mã cổ đại - Ảnh 3.

Đội hình con rùa, giúp các binh sĩ La Mã phòng vệ tốt trước kẻ địch.

Với đội hình kiên cố như vậy, việc kẻ thù có thể tấn công là rất khó, ngược lại từ bên trong, họ hoàn toàn có thể phản kích bằng giáo dài. Ngoài ra, đó cũng sẽ là cách quân đội La Mã đối phó với những kẻ thù có sở trường dùng cung tên hoặc phóng lao.

Các loại khiên La Mã khác nhau

Trong chiến tranh cổ đại, khiên là một công cụ phổ biến có hình dạng và kích cỡ khác nhau. Ở Rome cổ đại cũng vậy, tuy nhiên người ta chia khiên ra thành ba loại phổ biến. Chúng thường được sử dụng do mỗi mục đích cụ thể khác nhau của trận đánh

The Scutum

Đây là những loại khiên La Mã khá phổ biến, được nhiều binh sĩ sử dụng dù cho kích thước không hề nhẹ. Scumtum có kích thước lớn và thường có hình dạng hình bầu dục hoặc hình chữ nhật.

Chúng được sử dụng để che chắn, bảo vệ gần như toàn bộ cơ thể chiến binh. Ngoài ra, Scumtum còn có các đường cong lõm để bảo vệ tốt hơn cho phần chân của những người lính.

Hình dạng và kích thước của những chiếc khiên này cho phép các chiến binh La Mã có thể yên tâm tuyệt đối về cơ thể mình trước các cuộc tấn công của đối phương. Một trong những cách sử dụng hiệu quả nhất của Scutum là liên kết với nhau để tạo thành đội hình con rùa như đã mô tả ở trên.

Ngoài đao kiếm, đây là thứ binh khí không thể thiếu trong các quân đoàn La Mã cổ đại - Ảnh 4.

Để hình thành đội hình đặc biệt này yêu cầu các người lính phải di chuyển gần nhau. Họ sẽ sắp xếp lá chắn Scutum của mình ở trước mặt và trên đầu. Những cuộc tấn công bằng cung tên, giáo hay đạn đều khó phát huy tác dụng khi gặp phải đội hình này. Đó chính là ưu điểm lớn nhất của chiếc khiên Scumtum.

Mặc dù rất hiệu quả khi chiến đấu theo nhóm nhưng đối với những binh sĩ đơn độc, họ cũng có thể gặp nhiều hạn chế khi sử dụng Scumtum. Nó có kích thước khá lớn nên sẽ gây hạn chế cho các chuyển động tay cũng như khả năng linh hoạt trong chiến đấu.

Parma

Nếu như Scumtum được coi là chiếc khiên hoàn hảo cho các quân đoàn bộ binh thì dường như nó quá lớn đối với những người lính phải chiến đấu trên lưng ngựa. Đề đáp ứng với yêu cầu về độ linh hoạt, chắc chắn, chiếc khiên Parma đã ra đời để phù hợp cho các kỵ binh.

Parma là loại khiên tròn, cũng được làm từ gỗ, da động vật nên khá chắc chắn. Thêm nữa với thiết kế nhỏ gọn, thường là hình tròn, kỵ binh La Mã có thể sử dụng cực kỳ linh hoạt trong chiến đấu, cân bằng được cả khả năng tấn công lẫn phòng ngự.

Ngoài đao kiếm, đây là thứ binh khí không thể thiếu trong các quân đoàn La Mã cổ đại - Ảnh 5.

Clipeus

Clipeus là một lá chắn nổi tiếng khác được sử dụng tại Rome. Chúng thường được chế tác từ các tấm ván dọc được ghép lại với nhau bằng cách sử dụng một loại keo rất chắc chắn.

Sau khi để khô, chúng sẽ được sơn lại và bọc viền kỹ lưỡng bằng da động vật hoặc các chất liệu tương đương. Thông thường, chúng có hình bầu dục, không quá nặng như Scumtum nhưng chắc chắn hơn Parma.

Ngoài đao kiếm, đây là thứ binh khí không thể thiếu trong các quân đoàn La Mã cổ đại - Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Đây được coi là những chiếc khiên tiêu chuẩn được các binh sĩ La Mã sử ​​dụng. Đặc biệt, các đấu sĩ La Mã cổ cũng rất ưa thích và thường sử dụng trong đấu trường. Cũng chính sự linh hoạt trong thiết kế mà Clipeus có thể sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau mà vẫn thể hiện được tính hiệu quả của mình.

Khiên La Mã trong các trận chiến

Như đã đề cập ở phần đầu, các quân đoàn La Mã cực kỳ đề cao tình chiến thuật, chiến lược. Trước đây, toàn bộ bộ binh La Mã đều tập trung vào các ý tưởng nhất định được chỉ huy đưa ra. Họ tin rằng bằng cách giữ tất cả binh lính theo trật tự-cự li ban đầu đề ra, người ta có thể chiến đấu tốt hơn nhiều.

Tuy nhiên, chiến tranh không đơn giản là những công thức khô khan mà nó cần có đầu óc chiến thuật tinh tế của người cầm đầu. Rất nhiều chỉ huy quân sự đã sắp xếp lính của mình theo đúng "công thức" rồi vội vàng đẩy họ ra chiến trường một cách vô thức để chống lại kẻ thù.

Họ chỉ đơn giản dựa vào sự chênh lệch số lượng và cả những người lình tài giỏi để chiến thắng trong trận đánh lớn.

Cuối cùng, các nhà cầm quân La Mã nhận ra rằng họ không thể đơn giản dựa vào những "công thức" như vậy.Đây là lý do tại sao họ chuyển sang sử dụng chiến lược. Mỗi trận chiến mà họ đối mặt đều được xử lý khác nhau. Họ bắt đầu xem xét loại địa hình, sức mạnh của đối thủ của họ, cũng như sức mạnh của họ trong trận chiến.

Ngoài đao kiếm, đây là thứ binh khí không thể thiếu trong các quân đoàn La Mã cổ đại - Ảnh 8.

Ngoài ra, các binh khí cũng được để tâm nhiều hơn, đặc biệt là giáo, kiếm và khiên. Dần dần, những chiến binh La mã đã có những "bài" đặc thù khi chiến đấu để bảo vệ, cũng như tấn công quân địch. Từ đó, khiên có tầm quan trọng không kém gì đao kiếm trong các trận chiến thời La Mã cổ đại.

Trong đó, sự quan trọng của những chiếc khiên được đề cao hơn cả. Đặc biệt là trong việc hình thành, sử dụng đội hình con rùa - "công thức" quen thuộc nhưng tinh tế hơn cũng như được ưa thích hơn trong mỗi trận đánh

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại