Câu chuyện giáo dục thời đại 4.0: Công nghệ với học sinh vượt xa chiếc điện thoại, ipad hay Facebook

Hoàng Huy |

Những tưởng với học sinh, công nghệ chỉ là câu chuyện của chiếc điện thoại smartphone, chiếc iPad, laptop hay mạng xã hội Facebook nhưng đằng sau đó là một thế giới đa dạng và thú vị hơn nhiều; đó chính là điều mà các học sinh tại TH School đã được trải nghiệm khi công nghệ được ứng dụng nhiều hơn trong việc học tập.

Từ lâu, công nghệ đã được coi là một phần quan trọng trong việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh tại tất cả các bậc học. Tuy nhiên, để đầu tư vào công nghệ và sử dụng nhiều hơn trong giảng dạy không phải một việc đơn giản. TH School là một trong số ít các trường đang triển khai công nghệ nhiều hơn trong nhà trường trên nhiều phương diện.

Để có thể hiểu hơn về các hoạt động công nghệ tại trường TH School, cô Kimberley Frances - chuyên gia điều hành công nghệ tại trường đã có những chia sẻ về câu chuyện đưa công nghệ vào học tập tại trường TH School trong thời đại 4.0.

Câu chuyện giáo dục thời đại 4.0: Công nghệ với học sinh vượt xa chiếc điện thoại, ipad hay Facebook - Ảnh 1.

Cô Kimberley tới từ trường TH SChool

Xin chào cô Kimberley. Cô nghĩ công nghệ đang thay đổi nền giáo dục trên khắp thế giới như thế nào trong kỷ nguyên 4.0?

Tôi nghĩ rằng công nghệ mang đến nhiều lợi ích to lớn trong việc học tập của học sinh. Nó giúp học sinh trên nhiều phương diện, từ khả năng giao tiếp cho tới hoạt động nhóm. Công nghệ giúp học sinh có thể chủ động học tập bên ngoài thời gian lớp học, giúp các em có thể chia sẻ và thảo luận với nhau nhiều hơn. 

Chỉ với một ví dụ đơn giản như VR (thực tế ảo) chẳng hạn, học sinh có thể sử dụng nó để trải nghiệm nhiều điều thú vị, không cần ra khỏi lớp học cũng có cơ hội chiêm ngưỡng thế giới xung quanh.

Tại Việt Nam, công nghệ đã được triển khai một thời gian, dù chưa nhiều và còn đơn giản. Ví dụ như tại Anh, học sinh trung học đã được tiếp cận nhiều với ngôn ngữ lập trình nhưng ở Việt Nam, mọi thứ còn khá mới mẻ.

Câu chuyện giáo dục thời đại 4.0: Công nghệ với học sinh vượt xa chiếc điện thoại, ipad hay Facebook - Ảnh 2.

Công nghệ có những thay đổi đáng kể với trong giảng dạy và học tập tại TH School.

Bên cạnh những lợi ích tích cực, công nghệ chắc hẳn cũng mang tới vài yếu tố tiêu cực. Là một giáo viên, cô nghĩ làm sao để có thể hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ tới học sinh?

Tôi nghĩ một trong những nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi đó là định hướng việc sử dụng công nghệ cho các em học sinh. Rõ ràng, phần lớn học sinh đều tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm nhưng không phải cho mục đích giáo dục. Nhiều em bị nghiện điện thoại, Facebook. Vì thế, nhiệm vụ của chúng tôi là giúp đỡ, đào tạo và hướng dẫn cho các em học sinh sử dụng công nghệ một cách phù hợp, ứng dụng được trong học tập. 

Chúng tôi sẽ cung cấp các kỹ năng để học sinh có thể tự quản lý, kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị điện tử của bản thân - một chiếc điện thoại thông minh cần được sử dụng một cách thông minh.

Câu chuyện giáo dục thời đại 4.0: Công nghệ với học sinh vượt xa chiếc điện thoại, ipad hay Facebook - Ảnh 3.

Khi nhà trường triển khai nhiều hoạt động công nghệ hơn trong chương trình học, các em học sinh tại TH School có hào hứng đón nhận hay không?

Với những kiến thức mới, ban đầu các em còn rụt rè nhưng cũng tò mò và hào hứng. Ví dụ như khi tôi dạy về lập trình cho khối 7 và khối 8, các em phải học cách giải quyết các vấn đề, thực hiện các thuật toán đơn giản thông qua việc chơi game. Khi việc học kết hợp với nhiều trò chơi thú vị, các em học sinh dường như quên đi những trở ngại ban đầu và thực sự bắt nhịp với buổi học một cách thích thú.

Nó thực sự phụ thuộc vào cách bạn giảng dạy và phương pháp bạn sử dụng để có thể thu hút sự tập trung và thích thú của các em học sinh. Tôi nghĩ với những phương pháp chúng tôi đang thực hiện, các em học sinh thực sự cảm thấy công nghệ không còn quá xa lạ hay là những thứ rất cao siêu.

Câu chuyện giáo dục thời đại 4.0: Công nghệ với học sinh vượt xa chiếc điện thoại, ipad hay Facebook - Ảnh 4.

Công nghệ đem đến cho học sinh cả kiến thức và kỹ năng thực tế.

Bên cạnh những kiến thức về lập trình hay mô hình mô phỏng, liệu công nghệ có những ứng dụng gì gần gũi và thiết thực hơn với các bạn học sinh TH School?

Tất nhiên rồi, chúng tôi muốn đưa công nghệ vào trong nhiều khía cạnh của việc giảng dạy và học tập. Ví dụ như có học sinh đã thiết kế được ứng dụng điện thoại giúp cho việc học toán cho học sinh và tôi nghe nói nó có tới hơn 5,000 lượt tải về.

Với học sinh cấp một, hiện chúng tôi đã cho các em sử dụng iPad phục vụ cho mục đích học tập. Chúng tôi cũng đang thực hiện nâng cấp hệ thống Wifi cho học sinh trung học, tạo điều kiện để học sinh có thể sử dụng laptop trong các giờ học khi cần thiết. Tuần trước, các học sinh cấp một tại TH School đã sản xuất được một video đơn giản với chủ đề "cách làm bánh mỳ". 

Từ việc quay, thu âm cho tới dựng đều được các bạn học sinh thực hiện dưới sự hỗ trợ của giáo viên. Các bạn học sinh tại TH School có thể chia sẻ những gì mình đã học qua video và tôi cho rằng đó là một ứng dụng rất thực tế của công nghệ với việc học.

Nhìn một cách tổng thể trong mọi môn học, công nghệ có thể giúp học sinh với những hoạt động như gửi câu hỏi cho giáo viên thông qua Internet, làm bài trực tuyến để giáo viên có thể quản lý dữ liệu dễ dàng hơn; học sinh có thể quan sát những hình ảnh hết sức trực quan từ kho kiến thức khổng lồ trên mạng: Cấu tạo của biểu bì ra sao? một phản ứng hóa học diễn ra như thế nào? Đó đều là những kiến thức cần có công nghệ hỗ trợ trong việc giảng dạy.

Câu chuyện giáo dục thời đại 4.0: Công nghệ với học sinh vượt xa chiếc điện thoại, ipad hay Facebook - Ảnh 5.

Cô Kimberley hy vọng học sinh sẽ sử dụng công nghệ một cách phù hợp và hiệu quả trong việc học tập

Theo cô, học sinh đã thu được những kỹ năng gì từ việc sử dụng công nghệ trong học tập và giảng dạy?

Đầu tiên, học sinh học được cách tư duy logic, có hệ thống; thay vì áp dụng tư duy tuyến tính với một phương pháp cho một vấn đề, các em có thể dùng nhiều hình thức công nghệ để hỗ trợ. Thứ hai, học sinh nắm được các kỹ năng an toàn trên không gian mạng; các mối quan hệ trên mạng, cách giao tiếp trên mạng xã hội, những rủi ro tiềm tàng… 

Thứ ba, học sinh trở nên sáng tạo hơn, thúc đẩy trí tưởng tượng với việc sử dụng công nghệ. Đây đều là những kỹ năng quan trọng bên cạnh việc hỗ trợ học tập của công nghệ.

Xin cảm ơn cô Kimberley về những chia sẻ hết sức thú vị!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại