Chuyên gia văn hóa lý giải tục phóng sinh chim "tháng cô hồn"

THẢO ANH - PHAN ANH |

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng phóng sinh xuất phát từ tâm, khơi lòng hiếu sinh, không quy định số lượng, giống loài và không tạo công đức thực dụng.

Phóng sinh từ bi vô lượng

Giải thích về nguồn gốc tục phóng sinh , nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) phân tích: “Phóng sinh là một hình thức nghi lễ của Phật giáo hết sức tốt đẹp.

Trong giáo lý Phật giáo, các chúng sinh có quyền tồn tại bởi vì con người cũng chỉ là một thế trong kiếp luân hồi.

Phật nói rằng một đống xương cốt cũng là cha mẹ ta, một loài sinh vật cũng là kiếp trước của ta. Vì thế phóng sinh là giải phóng cho kiếp trước của ta, sinh vật có quyền sống có quyền tồn tại như chính kiếp ta bây giờ.

Từ quá khứ, người ta đã biết yêu quý môi sinh, bảo vệ môi trường, tôn trọng quyền sống của mọi sinh vật trên trái đất”.

Chuyên gia văn hóa lý giải tục phóng sinh chim tháng cô hồn - Ảnh 1.

Chim sẻ là loại chim được phóng sinh nhiều nhất Ảnh: Phan Anh

Nhà nghiên cứu Hùng Vĩ bày tỏ quan điểm: “Phóng sinh bằng cái tâm, không có quy chuẩn về phóng sinh số lượng bao nhiêu chim cá, loại chim to hay nhỏ, quý hay thường.

Các nhà sư đều hướng dẫn người dân phóng sinh sao để khơi lòng hiếu sinh, chứ không phải tạo công đức thực dụng".

"Người phóng sinh theo phong trào, thấy người ta thả nhiều mình cũng cố chạy theo số đông thì dễ vướng vào tham, sân, si trong nhà Phật, khi đó là mất chứ không phải là được.

Hãy làm bằng thiện tâm, bằng tự do tín ngưỡng và bằng hiểu biết thì sẽ đạt được kết quả tốt đẹp” - ông Vĩ chia sẻ thêm.

Thị trường chim phóng sinh “lên ngôi”

Rảo qua các chợ đầu mối, từ những tiểu thương bán hàng rong đến tiểu thương ngồi bán trong chợ, ai ai cũng bận rộn bày bán những mặt hàng đồ cúng chúng sinh khiến thị trường này rất tấp nập.

Chuyên gia văn hóa lý giải tục phóng sinh chim tháng cô hồn - Ảnh 2.

Nhiều tiểu thương cho biết, lượng mua chim trong "tháng cô hồn" cao gấp 3 đến 4 lần tháng khác trong năm. Ảnh: Phan Anh

Cô Nguyễn Thị Liễu - chủ cửa hàng chim phóng sinh trên đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) cho biết: "Có những thời điểm, Phật tử góp tiền đặt hàng lên đến 1.000 con.

Loại chim phóng sinh nhiều nhất là chim sẻ, giá 13.000 – 17.000 đồng/con. Ngoài ra, nhiều người sẵn sàng chi tiền phóng sinh chim vành khuyên, bồ câu. Giá những loại này khá đắt, khoảng 100.000 - 130.000 đồng/con.

Thầy bảo mua bao nhiêu thì mua bấy nhiêu, cũng tùy điều kiện, hoàn cảnh của từng người”.

Anh Nguyễn Đình Toại có thâm niên 10 năm trong nghề bán chim cảnh, chim phóng sinh hồ hởi: “Năm nay, lượng chim phóng sinh tiêu thụ cũng ngang ngửa những năm trước.

Những khách mua ít thì tầm 7, 9, 11 con. Tôi không biết những con số này có ý nghĩa như thế nào theo quan niệm tâm linh nhưng thường mua chim, cá thì mua theo số lẻ. Đặc biệt, có rất nhiều đơn hàng 100 hoặc 108 con.

Tuy là số chẵn nhưng đây có lẽ là những con số rất đẹp. Đến thời điểm này, đơn hàng nhiều nhất là 2.000 con".

Chuyên gia văn hóa lý giải tục phóng sinh chim tháng cô hồn - Ảnh 4.

Giá chim phóng sinh cao hơn rất nhiều so với ngày thường. Ảnh: Phan Anh

Anh Toại cho biết, những đơn hàng lớn thường là của các Đạo tràng, Phật tử. Trong tháng này, thường khách hàng tấp nập từ ngày 5.7 đến 15.7 âm lịch. Lượng chim bán ra trong 10 ngày cao điểm khoảng 7.000 – 8.000 con.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại