Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào?

T.Sơn |

Nhờ công nghệ CGI (mô phỏng hình ảnh bằng máy tính), các nhà làm phim đã cho ra đời những phân cảnh cực kì đặc biệt mà nếu không có công nghệ chúng ta sẽ khó lòng có cơ hội được chiêm ngưỡng.

Kỹ xảo điện ảnh giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều tác phẩm. Để tạo ra được những hình ảnh mãn nhãn trong phim, dưới đây là một số ví dụ cho thấy các diễn viên đã phải thể hiện tài năng của mình ra sao và đôi khi phải mặc những bộ trang phục kì quặc tới mức nào để hỗ trợ khâu hậu kì bằng kĩ thuật số.

Thanos là một trong những nhân vật được chú ý nhiều nhất trong phần phim “Avengers: Infinity War.”

Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 1.
Trong suốt nhiều năm, Thanos đã xuất hiện trong một vài phần phim của Marvel, tuy nhiên phải đến “Avengers: Infinity War”, nhân vật đặc biệt này mới nhận được nhiều đất diễn.

Thanos được thủ vai bởi Josh Brolin. Trong suốt quá trình diễn xuất, anh có một tấm bảng in hình nhân vật Thanos gắn ở lưng.

Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 2.
Josh Brolin “nhập vai” được vào nhân vật Thanos nhờ một bộ đồ đặc biệt có khả năng ghi nhận được chuyển động. Ở một số cảnh quay, anh thậm chí còn gắn một tấm bảng in hình ảnh Thanos được gắn ở lưng. Thanos cao hơn con người, bởi thế, tấm bảng in này được cho là có thể dễ dàng giúp Josh Brolin hình dung nhân vật của mình tốt hơn.“Beauty and the Beast” tạo ra một thế giới cổ tích mà ổ đó Emma Watson, trong vai Belle, khiêu vũ với quái vật.
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 3.

“Beauty and the Beast” không chỉ được yêu thích nhờ bối cảnh và phục trang tinh tế mà còn nhờ kĩ xảo CGI tuyệt đỉnh giúp Dan Stevens từ hoàng tử biến thành quái vật.

Trong thực tế, Dan Stevens đã phải mặc một bộ đồ khá cồng kềnh để quay cảnh phim ấn tượng này.
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 4.

Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết bộ đồ mà Dan Stevens phải mặc có trọng lượng lên tới trên dưới 18 kg. Bộ độ này có khả năng theo dõi chuyển động của diễn viên đồng thời mang đến cho đội ngũ hậu kì khả năng dựng hình quái vật kĩ thuật số khớp với chuyển động thực tế.

Chia sẻ với People, Stevens nói: “Với kích thước và hình khối của Quái vật, nó thực sự là sự kết hợp của nhiều yếu tố - giọng nói, nhảy, hát, di chuyển và rất nhiều thách thách thức khác.”

Tàu vũ trụ hình quả trứng này xuất hiện trong “Arrival”.
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 5.
Tàu vũ trụ này, đúng như dự đoán, được xử lý nhờ kĩ xảo điện ảnh. Thế nhưng, màn sương kì ảo là có thật.
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 6.

“Cảnh quay này thực sự là một món quà bởi sương mù đột nhiên xuất hiện,” Bradford Young, một thành viên đoàn làm phim chia sẻ với Variety. “Đó thực sự là một khoảnh khắc hạnh phúc bởi may mắn đã tìm đến bạn. Một hình ảnh quay từ trên không lẽ ra rất bình thường trong lịch sử điện ảnh bỗng dưng trở thành một cảnh quay đặc biệt.”

Đây là một cảnh quay rất đặc biệt với hai nhân vật Drax và Rocket trong “Guardians of the Galaxy.”
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 7.
Ngoài thực tế, gấu mèo Rocket là diễn viên Sean Gunn mặc một bộ đồ xanh lá cây.
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 8.

Hình ảnh gấu meò Rocket theo đó được xử lý bằng kĩ thuật số ở giao đoạn hậu kì trong khi diễn viên Dave Bautista thì được hoá trang để trở thành Drax.

Trong “Alice in Wonderland” (2010), Tweedle Dum và Tweedle Dee là hai nhân vật xuất hiện trong hành trình của Alice.
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 9.
Hai nhân vật này được “thủ vai” bởi các diễn viên mặc bộ đồ màu xanh hình trái lê.
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 10.

Trong phim, hình ảnh của Tweddle Dum và Tweedle Dee được thực hiện hoàn toàn nhờ màn hình xanh và kĩ xảo điện ảnh cùng một bộ đồ khá kì quặc. Đôi khi, nếu cần thêm chiều cao, các diễn viên thậm chí còn phải dùng đến cà kheo.

Trong series phim “Twilight”, Bella có mối quan hệ với Jacob - một người sói.

Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 11.
Đôi khi, Bella phải tương tác với Jacob trong hình dạng một con sói, ví dụ như cảnh phim này ở phần phim thứ ba “Eclipse”.
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 12.
Trong thực tế, Taylor Lautner đã mặc một bồ đồ màu xám đặc biệt để hỗ trợ xử lý kĩ thuật số về sau trong cảnh phim.

Phim “The Hobbit: The Desolation of Smaug” có xuất hiện hình ảnh của một con rồng tham lam.

Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 13.
Có lẽ bạn sẽ khó có thể hình dung hình ảnh con rồng này lại được tạo ra từ hình ảnh của con người, cụ thể là diễn viên Benedict Cumberbatch.
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 14.
Để thực hiện hình ảnh đặc biệt này, diễn viên tài năng đã mặc một bộ đồ màu xám có khả năng ghi nhận và theo dõi chuyển động, bò trên sàn nhà và tạo hình khuôn mặt chẳng khác gì một con rồng đang khè ra lửa.

Ngay cả những bộ phim như “The Wolf of Wall Street” cùng cần dùng đến kĩ xảo điện ảnh.

Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 15.
Trong một cảnh phim, một con sư tử xuất hiện trên sàn công ty môi giới mà nhân vật do diễn viên Leonardo DiCaprio thủ vai làm việc.

Con sư tử là có thật nhưng các nhân vật khác thì không.

Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 16.
Đaọ diễn Martin Scorsese quyết định sử dụng một con sư tử thật thay vì tạo ra nó bằng CGI. Cảnh quay này được thực hiện bằng cách quay cảnh sư tử thật nhưng không có cách nhân vật khác và quay cảnh có cách nhân vật khác nhưng không có sư tử. Hai cảnh quay sau đó được ghép lại và xử lý kĩ xảo để tạo ra hiệu ứng mong muốn. Người huấn luyện sư tử trong khi đó được xoá đi nhờ máy tính.

Chú hổ trong phim “Life of Pi” vừa có thật vừa là kĩ xảo.

Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 17.
Trong phim “Life of Pi”, đạo diễn Ang Lee đã dùng hổ thật trong một số cảnh phim nhưng trong hầu hết mọi trường hợp lại dùng hình ảnh kĩ thuật số.

Với những cảnh nhạy cảm và nguy hiểm như thế này, nó được tạo ra nhờ kĩ xảo.

Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 18.
Mặc dù hổ có thể được huấn luyện để lại gần con người, những cảnh quay gần gũi như thế này vẫn cực kì nguy hiểm. Đoàn làm phim vì thế đã dùng một búp bê hổ để thay thế bằng kĩ xảo sau đó.

Những cảnh quay Quidditch trong Harry Potter cũng cần dùng nhiều đến kĩ xảo.

Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 19.
Đây thực tế là những gì diễn ra.
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 20.
Các phân cảnh bay trong Harry Potter được quay theo các kĩ thuật khác nhau tuỳ thuộc vào thực tế. Hầu hết đều dùng trang phục và chổi thật được quay trên nền xanh lá hoặc xanh dương. Môi trường kĩ thuật số được dựng lên sau đó.

Phân cảnh có những cuốn sách biết bay cũng tạo được ấn tượng cho người xem.

Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 21.
Hình ảnh mà bạn đang thấy được cắt ra từ phần phim “Harry Potter and the Half-Blood Prince,” Hermione đang ôm một đống sách trong thư viện và chúng tự bay về vị trí.Chúng thực tế được cầm bởi những người đeo găng tay xanh.
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 22.

Những bàn tay này sau đó được xoá đi ở khâu hậu kì để tạo hiệu ứng bay.

Davy Jones, nhân vật một phần người, một phần bạch tuộc, một phần tôm, trong phim “Pirates of the Caribbean: Dead Man's Chest” cũng để làm nhiều ấn tượng.
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 23.
Nó thực tế là diễn viên Bill Nighy.
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 24.

Anh phải thực hiện “trang điểm” với nhiều đường nét kì quặc và mặc đồ theo dõi chuyển động khi thủ vai nhân vật đặc biệt nói trên.

“Avatar” tạo ra một thế giới với nhiều nhân vật kì lạ màu xanh.
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 25.
Nó được quay nhờ công nghệ bắt chuyển động.
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 26.

Để ghi lại được những nét cảm xúc trên khuôn mặt diễn viên một cách chính xác, camera tí hon được gắn ngay trước mặt họ. Chúng sau đó được chuyển sang dạng hoạt hình ở giai đoạn hậu kì.

Đã bao giờ bạn thắc mắc khuôn mặt đáng sợ của Aaron Eckhart trong “The Dark Knight” được tạo ra như thế nào chưa?
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 27.
Bạn đoán đúng rồi đấy, đây chắc là chắn là kết quả của kĩ xảo điện ảnh.
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 28.

Aaron Eckhart đã gắn nhiều chấm tròn theo dõi chuyển động trên nửa trái khuôn mặt để chúng có thể được thay thế dễ dàng bằng cách hình ảnh số sau đó trong khi vẫn ghi nhận chuyển động tự nhiên.

Trong Okja, cô gái này cố gắng giải cứu một chú lợn không lổ biến đổi gen.
Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào? - Ảnh 29.

Đây là thực tế khi ghi hình.

Phim ảnh đã dùng công nghệ ‘lừa gạt’ tất cả chúng ta như thế nào?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại