Sau khi hút gần sạch nước hồ, núi lửa ở Hawaii có nguy cơ gây tai họa mới

Hoa Hướng Dương |

Các tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học vẫn tiếp tục theo dõi diễn biến xảy ra tại núi lửa Kilauea ở Hawaii (Mỹ) để có những thông báo kịp thời cho người dân.

Từ ngày 4/5/2018, núi lửa Kilauea ở Hawaii (Mỹ) thuộc quận Big Island, Hawaii (Mỹ) đã bắt đầu hoạt động trở lại kể từ lần gần nhất trước đó vào năm 1924, đợt phun trào gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho người dân Hawaii.

Chưa dừng lại tại đó, hiện nay núi lửa này vẫn tiếp tục cho thấy những dấu hiệu hoạt động mạnh mẽ, nhất là khu vực đỉnh của miệng núi lửa Halemaumau (hiện tượng sụt lún khiến miệng núi lửa mở rộng) và khe nứt số 8 (dung nham tuôn chảy càng ngày càng mạnh).

Tới ngày 19/06/2018 thể tích mà miệng núi lửa Halemaumau mất đi là vào khoảng 260 triệu m3. Chuyên gia gọi đó là sự sạt lở lớn nhất lịch sử của Kilauea (bằng thể tích của khoảng 100.000 hồ bơi tiêu chuẩn Olympic, theo USGS).

Xem video:

Hoạt động của núi lửa Kilauea ngày 19/06/2018. Nguồn: USGS

Ngày 20/6/2018 Đài quan sát Núi lửa Hawaii (Hawaiian Volcano Observatory) đã cho thấy những hình ảnh từ trên máy bay trực thăng chỉ ra rằng miệng núi lửa Kilauea vẫn đang tiếp tục xảy ra hiện tượng sụt lún.

Sự mở rộng của miệng núi lửa khiến trạm GPS ở đây bị phá hủy và buộc Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) phải lắp đặt hệ thống cảm biến tạm thời mới tại đây để tiếp tục theo dõi. Bên cạnh đó, các khe nứt phía dưới như khe số 8 vẫn chưa có dấu hiệu dừng hoạt động.

Sau khi hút gần sạch nước hồ, núi lửa ở Hawaii có nguy cơ gây tai họa mới - Ảnh 2.

Dung nham vẫn tiếp tục tuôn trào tại nhiều khe nứt như khe số 8. Ảnh: USGS

"Khe nứt số 8 tiếp tục phun trào dung nham và chảy ra vịnh Kapoho, trải rộng diện tích 2,4 km, tạo nên chùm khói rộng khi dung nham tiếp xúc với nước biển" USGS cho hay trên một cập nhật.

Cũng trong ngày này, bức ảnh của phi hành gia NASA là Ricky Arnold từ không gian còn cho thấy dòng chảy dung nham không ngưng tuôn ra từ một vài vết nứt và tiếp tục chảy ra phía biển Thái Bình Dương với tro bụi có thể dễ dàng thấy được từ ngoài không gian.

Sau khi hút gần sạch nước hồ, núi lửa ở Hawaii có nguy cơ gây tai họa mới - Ảnh 3.

Hình ảnh dòng chảy dung nham có thể dễ dàng quan sát từ không gian của phi hành gia NASA là Ricky Arnold. Ảnh: NASA

Ngày 21/06/2018 dung nham từ khe nứt số 8 và một số khe nứt khác tiếp tục chảy xuống khu vực thấp bên dưới là East Rift Zone (LERZ) và chảy ra vịnh Kapoho, dung nham tiếp xúc với nước biển tiếp tục tạo ra những cột khí khổng lồ, tiềm ẩn nguy cơ mưa axit nguy hiểm.

Sau khi hút gần sạch nước hồ, núi lửa ở Hawaii có nguy cơ gây tai họa mới - Ảnh 4.

Dung nham chảy từ khe nứt số 8 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Ảnh: USGS

Sau khi hút gần sạch nước hồ, núi lửa ở Hawaii có nguy cơ gây tai họa mới - Ảnh 5.

Hình ảnh miệng núi lửa bị sụt lở lớn nhất từ trước đến nay, cập nhật ngày 21/06/2018. Ảnh: USGS

Sau khi hút gần sạch nước hồ, núi lửa ở Hawaii có nguy cơ gây tai họa mới - Ảnh 6.

Khe nứt số 8 tiếp tục tuôn trào dung nham xuống vùng East Rift Zone thấp hơn. Hình ảnh ngày 21/06/2018. Nguồn: USGS

Sau khi hút gần sạch nước hồ, núi lửa ở Hawaii có nguy cơ gây tai họa mới - Ảnh 7.

Dung nham còn chảy ra biển Thái Bình Dương tạo nên các cột khói khổng lồ. Ảnh chụp sáng ngày 21/06/2018. Ảnh: USGS

Sau khi hút gần sạch nước hồ, núi lửa ở Hawaii có nguy cơ gây tai họa mới - Ảnh 8.

Hình ảnh cột khí gần vịnh Kapoho, ảnh được chụp đêm ngày 21/06/2018. Nguồn: USGS

Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương - The Pacific Tsunami Warning Center cho biết, vào khoảng 1:30 chiều ngày 21/06 đã xảy ra một vụ nổ khí gas nhưng có cường độ chưa đủ mạnh để có thể đưa ra cảnh báo sóng thần trên đảo Hawaii.

Những hoạt động của núi lửa Kilauea thậm chí còn khiến cho Vườn quốc gia Núi lửa Hawaii thay đổi hình dạng của mình do các dòng chảy dung nham liên tục bồi đắp và thay đổi cấu trúc địa hình nơi đây.

Sau khi hút gần sạch nước hồ, núi lửa ở Hawaii có nguy cơ gây tai họa mới - Ảnh 10.

Cấp độ Warning ứng với màu sắc cảnh báo màu đỏ. Ảnh: USGS

Hiện nay, NASA, USGS và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vẫn đang đồng thời theo dõi sát sao hoạt động của núi lửa này, đưa ra các cảnh báo và cập nhật mới nhất cho những người dân trên đảo Hawaii để có thể kịp thời ứng phó nếu điều tồi tệ nhất lại xảy ra.

Mức độ cảnh báo nguy hiểm Alert-Notification System do USGS đưa ra vào ngày 22/06/2018 là ở mức cảnh báo (Warning - cấp cao nhất, sau đó lần lượt là Watch, Advisory, Normal) tương ứng với màu đỏ.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Dailymail, Forbes, Space, NASA, LATimes

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại