Không cần xem dự báo, đám mây "kỳ dị" này có thể tiết lộ hiểm họa từ trên không

Nguyễn Hằng |

Tập quan sát hình dạng đám mây giúp bạn hiểu hơn về thời tiết. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể biết để di chuyển đến nơi an toàn.

Trong những năm gần đây, chất lượng và những kỹ thuật tương hỗ để dự báo thời tiết ngày càng hiện đại, tiên tiến và có tính chính xác cao. Việc dự báo trở nên dễ dàng hơn nhờ những hệ thống mô phỏng chi tiết trên máy tính, bao gồm chuyển động của không khí, độ ẩm...

Tuy nhiên, nếu chẳng may chưa kịp xem dự báo thời tiết trên TV, điện thoại thì bạn cũng có thể phỏng đoán khá chính xác nhờ 6 đặc điểm từ bình thường đến dị thường của các đám mây sau đây.

Mây tích - Thời tiết đẹp và thường không mưa

Không cần xem dự báo, đám mây kỳ dị này có thể tiết lộ hiểm họa từ trên không - Ảnh 1.

Ảnh: CCBY

Mây tích thường được hình thành khi không khí nóng bốc lên và đạt tới mức điểm sương (số đo quan trọng để xác định sự hình thành của sương). Đây cũng là ngưỡng nhiệt độ mà không khí không còn giữ được hơi nước nữa.

Ở nhiệt độ này, hơi nước ngưng tụ để hình thành các giọt nước nhỏ, góp phần hình thành những đám mây trong tầng đối lưu, có hình dạng như bông súp lơ. Khi nhìn thấy những đám mây tích có thể báo hiệu cho bạn thấy thời tiết hiện tại đẹp và thường không mưa.

Mây vũ tích - Thời tiết mưa lớn, gió giật và có thể xuất hiện lốc xoáy

Không cần xem dự báo, đám mây kỳ dị này có thể tiết lộ hiểm họa từ trên không - Ảnh 2.

Ảnh: Shutterstock

Trong khi mây tích nhỏ và không gây mưa, thì mây vũ tích thường lớn và mở rộng cao hơn trong bầu khí quyển. Trên đường đi, khi nhìn thấy nhiều mây vũ tích thì đây là dấu hiệu cho thấy sắp sửa xảy ra mưa to. Hiện tượng này phổ biến vào mùa hè.

Mây vũ tích hình thành khi mây tích đã phát triển cực lớn theo phương thẳng đứng. Tinh thể băng ở bên ngoài đám mây tạo ra vẻ ngoài huyền ảo và không bốc hơi nhanh chóng.

Loại mây này có thể gây ra tia sét và nhiều kiểu thời tiết nghiêm trọng như mưa đá, mưa lớn, gió giật hoặc thậm chí cả lốc xoáy.

Mây ti - Thời tiết đẹp, có thể có mưa

Không cần xem dự báo, đám mây kỳ dị này có thể tiết lộ hiểm họa từ trên không - Ảnh 4.

Ảnh: Shutterstock

Mây ti là kiểu mây mỏng, mảnh dẻ, có hình dạng như một cái móc. Loại mây này được hình thành khi hơi nước đóng băng thành các tinh thể nước đá ở độ cao rất lớn trong khí quyển (từ 7-10 km). Thông thường, chỉ khi khoảng cách rất cao, mây ti mới tạo ra mưa.

Nhưng nếu bạn nhận thấy mây ti bắt đầu dày đặc, che khuất bầu trời và ở khoảng cách thấp hơn, thì đây là dấu hiệu tốt cho thấy thời tiết ấm áp đang đến gần.

Mây tầng -Thời tiết đẹp, có mưa nhỏ

Không cần xem dự báo, đám mây kỳ dị này có thể tiết lộ hiểm họa từ trên không - Ảnh 5.

Ảnh: Hannah Christensen

Đây là loại mây có đặc trưng tạo thành tầng, những lớp phẳng nằm ngang, hình thành ở độ cao thấp, do tác động của không khí tăng nhẹ hoặc cơn gió mang theo không khí ẩm trên một vùng đất lạnh.

Mây tầng mỏng, và chỉ gây mưa phùn nhẹ hay mưa bụi. Mây tầng trông giống hệt sương mù. Vì vậy, khi đi bộ trên núi vào một ngày sương mù, thì rất có thể là bạn đang đi dạo trong những đám mây tầng đang chạm xuống mặt đất.

Mây thấu kính - Dấu hiệu thay đổi thời tiết đột ngột

Không cần xem dự báo, đám mây kỳ dị này có thể tiết lộ hiểm họa từ trên không - Ảnh 6.

Mây thấu kính có hình dạng giống như đĩa bay UFO. Ảnh: Shutterstock

Mây dạng thấu kính (Lenticular Clouds) thường xuất hiện ở chỗ khuất gió bên sườn núi hoặc dọc các dãy núi cao. Cụ thể, mây dạng thấu kính hình thành khi lớp không khí ẩm bị đẩy lên cao và đạt tới một điểm bão hòa nhất định.

Không cần xem dự báo, đám mây kỳ dị này có thể tiết lộ hiểm họa từ trên không - Ảnh 7.

Ảnh minh họa

Dù hiếm gặp và có hình dạng "kỳ dị" như đĩa bay, nhưng quan sát mây dạng thấu kính có thể là dấu hiệu báo trước về sự thay đổi thời tiết như lụt lội, gió bão. Nhờ tương tác của gió, núi và các tính năng bề mặt khác, mô phỏng mây dạng thấu kính trên máy tính có thể dự đoán chính xác thời tiết.

Mây sóng thần hay mây Kelvin-Helmholtz

Mây sóng thần hay còn được gọi là Kelvin-Helmholtz, có hình dạng như một làn sóng biển "khổng lồ" bị phá vỡ.

Không cần xem dự báo, đám mây kỳ dị này có thể tiết lộ hiểm họa từ trên không - Ảnh 8.

Ảnh minh họa

Nhiều người lo ngại mây sóng thần là điềm báo thảm họa, nhưng thực chất loại mây này được hình thành khi hai lớp không khí ở các độ cao khác nhau va chạm vào nhau, khiến gió đột ngột thay đổi tốc độ, tạo nên sự bất ổn định, hỗn loạn.

Không cần xem dự báo, đám mây kỳ dị này có thể tiết lộ hiểm họa từ trên không - Ảnh 9.

Ảnh minh họa

Chính vì vậy, những lớp mây di chuyển nhanh hơn và nhẹ hơn sẽ di chuyển lên trên các tầng mây dày, tạo nên cảnh tượng giống như hiệu ứng sóng.

Mây sóng thần còn gọi là mây Kelvin-Helmholt vì được đặt theo tên của Nam tước Lord Kelvin (Scotland), người cùng với Hermann Helmholtz, nhà vật lý người Đức, nghiên cứu và đưa ra giải thích chính xác về hiện tượng kỳ lạ này.

Tham khảo nguồn: Sciencealert, Accuweather, Metoffice

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại