Qua đời ở tuổi 76, thiên tài Stephen Hawking đã để lại gì cho thế giới?

Hoa Hướng Dương |

Sự ra đi của giáo sư Stephen Hawking là một tổn thất rất lớn tới khoa học, những gì ông để lại cho hậu thế là những gì tinh túy nhất của một thiên tài.

Hơn 50 năm chống chọi với căn bệnh xơ cứng cột bên teo cơ đầy quái ác, thế nhưng thiên tài vật lý giáo sư Stephen Hawking (1942 - 2018) vẫn cống hiến trí tuệ và những gì tinh túy nhất cho sự phát triển của nhân loại, trở thành nhà vật lý có sức ảnh hưởng nhất thế kỷ 21!

Căn bênh thần kinh này khiến ông gặp khó khăn trong cuộc sống và báckh sĩ chuẩn đoán là ông chỉ có thể sống thêm 2 năm nữa (khi đó ông mới 21 tuổi), ấy vậy mà phép màu đã xảy ra khi bệnh tật không thể khuất phục ý chí của một thiên tài.

Cuộc đời của ông đã được dựng thành phim The Theory of Everything (2014). Xem video:

Cuộc đời của giáo sư Stephen Hawking còn được dựng thành phim. Nguồn: CGV Cinemas Vietnam

Nhìn lại những thành tựu, cống hiến của giáo sư Stephen Hawking cho nhân loại

Giới hạn thể chất không thể bó buộc trí tuệ và sức tưởng tượng vô biên của con người, Stephen Hawking trở thành nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học lỗi lạc với nhiều cống hiến quan trọng mà chúng ta sẽ cùng nhìn lại dưới đây:

1. Năm 1965: Trong thời gian còn làm nghiên cứu sinh tại Đại học Cambridge, ông đã viết luận án tiến sĩ liên quan tới lý thuyết đang thịnh hành lúc bấy giờ về sự khai sinh vũ trụ: thuyết Vụ Nổ Lớn và thuyết vũ trụ tĩnh tại.

Ông dựa vào ý tưởng của định lý về kì dị không - thời gian trong tâm các hố đen của Roger Penrose làm cơ sở cho luận án của mình. tiểu luận "Các kỳ dị và Hình học của Không - Thời gian" của ông cũng nhận giải Adams của Đại học Cambridge.

2. Từ năm 1967, sau khi tốt nghiệp, ông nhận chức vụ giảng dạy tại Đại học Cambridge, ông hợp tác với nhà toán học thường thức, nhà vật lý cũng như triết học Roger Penrose mở rộng các quan niệm về định lý điểm kì dị từ luận án tiến sĩ nói trên.

Qua đời ở tuổi 76, thiên tài Stephen Hawking đã để lại gì cho thế giới? - Ảnh 2.

Stephen Hawking đã dành cả cuộc đời cho khoa học. Ảnh: The Telegraph

3. Năm 1970, sự hợp tác của họ gặt hái thành công khi công bố một phép chứng minh rằng nếu vũ trụ phải khởi đầu từ 1 kì dị nếu nó tuân theo lý thuyết tương đối tổng quát và phù hợp mô hình vũ trụ do Alexander Friedmann đưa ra.

Công trình học thuật do cả hai nghiên cứu mang tên: The Singularities of Gravitational Collapse and Cosmology".

Cùng năm đó, Hawking khám phá ra "Định luật thứ hai của cơ học hố đen" mà nội dung chính nói rằng chân trời sự kiện của hố đen sẽ không thể thu nhỏ hơn được nữa. Từ đây, ông còn đề xuất bốn định luật của cơ học lỗ đen (tương đồng với động lực học cổ điển).

4. Những năm đầu thập niên 1970, ông viết tiểu luận có tên "Những Hố đen" dựa trên luận điểm của Wheeler về "hố đen không có tóc" (tiểu luận này đã chiến thắng giải thưởng Quỹ Nghiên cứu Lực Hấp dẫn tháng 1/1971).

Công trình tiểu luận trong năm này của ông mang tên: "Gravitational Radiation from Colliding Black Holes".

Qua đời ở tuổi 76, thiên tài Stephen Hawking đã để lại gì cho thế giới? - Ảnh 3.

Stephen Hawking vẫn luôn lạc quan và hài hước, dí dỏm dù bệnh tật có tồi tệ đến mức nào. Ảnh: Imperiya

5. Năm 1972, ông công bố công trình học thuật: Communications in Mathematical Physics.

6. Năm 1973, ông là đồng tác giả với George Ellis viết cuốn sách đầu tiên: "Cấu trúc Vĩ mô của Không - Thời gian", kể từ đây ông bắt đầu chuyển sang nghiên cứu hấp dẫn lượng tử và cơ học lượng tử.

7. Năm 1974, ông chỉ ra rằng hố đen phát ra bức xạ cho đến lúc cạn kiệt năng lượng và biến mất mà sau này được gọi là bức xạ Hawking, khám phá được giới khoa học chấp nhận rộng rãi như một đột phá quan trọng trong vật lý lý thuyết.

8. Năm 1981, Hawking chuyển sang nghiên cứu lý thuyết lượng tử theo một hướng hoàn toàn mới nhằm tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ và giới thiệu kết quả công trình của mình tại một hội nghị ở Vatican, theo đó vũ trụ có thể không có giới hạn (biên giới, điểm đầu, cuối).

9. Năm 1982, ông công bố công trình học thuật: "The development of irregularities in a single bubble inflationary universe".

10. Năm 1983, sau khi cộng tác với James Hartle, ông xuất bản mô hình gọi là trạng thái Hartle-Hawking mà theo đó nói rằng trước trước kỷ nguyên Planck, vũ trụ không có biên trong không-thời gian, cũng như khái niệm thời gian không tồn tại trước Vụ Nổ Lớn.

Kết quả nghiên cứu của hai người được đề cập trong công trình học thuật: "Wave function of the Universe"

11. Năm 1985, ông công bố bài báo về công trình nghiên cứu liên quan tới lĩnh vực mũi tên thời gian cho rằng khi vũ trụ dừng hoạt động (ngừng giãn nở) và đề xuất của ông về vũ trụ không biên là đúng thì sau đó nó sẽ suy sụp và thời gian sẽ đảo ngược lại.

12. Năm 1993, Hawking đồng biên tập một cuốn sách về hấp dẫn lượng tử Euclid với Gary Gibbons, sau đó công bố tuyển tập về hố đen và vụ nổ Big Bang của chính ông.

13. Năm 2005 ông công bố công trình học thuật: "Information loss in black holes"

14. Năm 2006, ông cùng với Thomas Hertog ở Cơ quan Năng lượng Nguyên tử châu Âu (CERN) và Jim Hartle lại có bước tiến mới trong vật lý lý thuyết khi phát triển một vũ trụ học "trên-xuống" với quan điểm cho rằng vũ trụ có nhiều trạng thái thuở ban đầu.

Những cống hiến của ông cho nhân loại không chỉ dừng lại ở mặt khoa học, vật lý, toán học mà còn là tấm gương về nghị lực sống, ý chí đấu tranh bất khuất trước bệnh tật. Cuộc sống của một thiên tài đã dừng lại nhưng những gì ông để lại cho nhân loại sẽ vẫn tiếp tục đến sau này!

Bài viết được dịch từ các nguồn: Biography, Hawking, Famousscientists

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại