"Lắc lư trong gió" hóa ra là một phần thiết kế của các tòa nhà chọc trời

Nguyễn Hằng (biên tập) |

Những tòa nhà chọc trời được thiết kế để "lắc lư trong gió" là một trong những điều thú vị xoay quanh cuộc sống của chúng ta.

Tự nhiên luôn có những điều kỳ lạ như bọ hung lấy dải Ngân Hà làm… la bàn, tốc độ của Trái Đất quay quanh mặt trời luôn nhanh hơn mọi chuyển động của sự vật trên nó,... khiến bạn phải kinh ngạc khi "phát hiện" ra chúng.


1.Tại sao tất cả các tòa nhà chọc trời có thể "lắc lư" trong gió?

Những con gió trên cao tạp ra một lực khổng lồ khiến các tòa nhà chọc trời chao đảo. Các kỹ sư cần thiết kế tòa nhà chọc trời dịch chuyển được một cách chắn chắn và không vượt quá 1m theo mỗi hướng chuyển động hoặc khiến những người ở trong tòa nhà cảm thấy khó chịu.

Lắc lư trong gió hóa ra là một phần thiết kế của các tòa nhà chọc trời - Ảnh 2.

Bí quyết để các tòa nhà dịch chuyển mà không bị tổn hại gì khi có động đất nhẹ hay gió lớn là thiết bị giảm sốc (lò xo chống sốc) ở mỗi tầng. Pít tông giảm sốc sẽ chuyển động lên xuống trong ống keo lỏng khi tòa nhà dịch chuyển.

Lắc lư trong gió hóa ra là một phần thiết kế của các tòa nhà chọc trời - Ảnh 3.

2. Tốc độ của Trái Đất là nhanh nhất

Tốc độ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời đạt tới 110.000km/h, gấp gần 3 lần tốc độ tên lửa rời khỏi bầu khí quyền và gấp gần 50 lần tốc độ bay của viên đạn.

Lắc lư trong gió hóa ra là một phần thiết kế của các tòa nhà chọc trời - Ảnh 5.

Hẳn rằng bạn sẽ kinh ngạc khi Trái Đất di chuyển nhanh hơn vạn vật ở trên nó, nhưng chúng ta lại cảm thấy như Trái Đất đang… đứng im.

Thực sự rất khó để nhận ra chúng ta đang đứng trên một vật di động khổng lồ như Trái Đất nếu không có những cột mốc đứng yên làm chuẩn để so sánh.

Lắc lư trong gió hóa ra là một phần thiết kế của các tòa nhà chọc trời - Ảnh 6.

Trái đất sẽ quay quanh Mặt Trời liên tục vì đơn giản là không có gì dừng nó lại. Khi Hệ Mặt trời của chúng ta được tạo ra, tất cả các hành tinh đã quay theo quán tính và hàng tỉ năm sau đó, chúng vẫn đang quay.

Lắc lư trong gió hóa ra là một phần thiết kế của các tòa nhà chọc trời - Ảnh 7.

Tốc độ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời đạt tới 110.000km/h. Ảnh: Shutterstock

Nguyên nhân cơ bản khiến các hành tinh chuyển động theo quỹ đạo hay quay quanh mặt trời là do trọng lực của Mặt Trời "giữ" các hành tinh trên quỹ đạo của chúng.

Theo đó, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất là nhờ sức kéo từ lực hấp dẫn của Trái Đất. Tương tự, Trái Đất quay quanh Mặt Trời nhờ sức kéo từ trọng lực của "khối lửa rực sáng" này.

Xem video:

Trái Đất có tốc độ quay đáng kinh ngạc. Nguồn:  David Novotný

Thông thường dạ dày tiết ra dịch vị (axit dạ dày) để tiêu hóa thức ăn, quá trình này cứ lặp đi lặp lại, thức ăn sẽ được tiêu hóa và chuyển hóa trơn tru. Trong bảng xếp hạng độ pH thì độ axit trong dạ dày có độ axit gấp 10 lần axit trong giấm ăn và chỉ đứng sau axit trong pin.

Lắc lư trong gió hóa ra là một phần thiết kế của các tòa nhà chọc trời - Ảnh 9.

Axit trong dạ dày con người rất mạnh.

Khi dạ dày gặp vấn đề, quy trình này sẽ bị rối loạn nếu lượng dịch vị tiết ra có thể ít hơn hoặc nhiều hơn nhu cầu cần thiết.

Trường hợp dịch vị quá nhiều sẽ lại “gậy ông đập lưng ông” vì axit trong dịch vị không có thức ăn để tiêu hóa sẽ quay ngược trở lại gây ảnh hưởng, ăn mòn niêm mạc dạ dày. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh như viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.


4. Sinh vật lớn nhất hành tinh hóa ra là... một loại nấm

Loại nấm có tên khoa học Armillaria solidipes (Nấm mật ong) được mệnh danh là sinh vật khổng lồ nhất hành tinh vì mỗi quần thể nấm này có thể tạo thành một mạng lưới khổng lồ trải qua hàng nghìn năm.

Nấm mật ong sống ký sinh trên gỗ và rễ cây với những sợi dạng rễ mỏng manh như sợi chỉ, mọc lan dưới lớp vỏ cây và đất rừng. Chúng sinh sôi rất nhanh bằng cách hấp thụ hết các chất dinh dưỡng từ thân cây cho đến khi cây khô héo và chết.

Lắc lư trong gió hóa ra là một phần thiết kế của các tòa nhà chọc trời - Ảnh 11.

Nấm mật ong hóa ra là sinh vật lớn nhất trên Trái Đất.

Quần thể nấm mật ong ở Oregon, Mỹ được biết đến với tên gọi Humongous Fungus (tạm dịch là: Nấm khổng lồ). Chúng bao phủ một khu vực rộng tới 9km2. Kích thước này tương đương với 7.200 bể bơi Olympic.


5. Bọ hung sử dụng... dải Ngân Hà để làm la bàn

Một số loài có thể lợi dụng ánh sáng mặt trăng để tìm đường, nhưng đặc biệt loài bọ hung, tên khoa học là Scarabaeus satyrus, lại có thể nương nhờ ánh sáng từ dải Ngân hà để xác định hướng di chuyển.

Loài bọ hung này vận dụng công cụ “ngân hà” một cách nhuần nhuyền mỗi đêm, khi ra khỏi hang ở đồng cỏ châu Phi để tìm kiếm phân động vật.

Lắc lư trong gió hóa ra là một phần thiết kế của các tòa nhà chọc trời - Ảnh 13.

Để xác định phương hướng và đường đi trong đêm tối, bọ hung thường sử dụng ánh sáng từ những ngôi sao trong dải Ngân Hà.

Để không phải va chạm bọ hung khác trong lúc kiếm ăn, chúng lăn phân cách vài mét so với vị trí vừa tìm được trước khi dùng bữa. Và sau thời gian quan sát, các nhà khoa học phát hiện bọ hung có thể hoạt động bình thường trong những đêm không trăng.

Bài viết được trích rút từ cuốn sách 100 bí ẩn đáng kinh ngạc về Khoa học, thuộc bộ sách 100 bí ẩn đáng kinh ngạc được mua bản quyền từ NXB hàng đầu của Anh - Usborne.

Với bốn nhóm chủ đề Thức ăn, Vũ trụ, Cơ thể người và Khoa học, hầu hết mọi kiến thức khoa học đều được diễn tả một cách hài hước, bí ẩn và đầy tính thuyết phục bởi mỗi chủ đề đều do một nhóm tác giả, nhà khoa học và chuyên gia của lĩnh vực đó kiểm duyệt.

Sách do Đinh Tị Books phối hợp với NXB Thế Giới ấn hành.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại