Đây chỉ là một gốc cây bình thường, nhưng chạm vào bạn sẽ mất mạng ngay!

Hoa Hướng Dương |

Phải rất tinh mắt thì bạn mới có thể phát hiện ra nguy hiểm ngay trên gốc cây này.

Nhìn vào thân cây sau, liệu rằng bạn có thể đoán ra vị trí của một trong những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới?

Đây chỉ là một gốc cây bình thường, nhưng chạm vào bạn sẽ mất mạng ngay! - Ảnh 2.

Hãy kiểm tra khả năng phát hiện điều nguy hiểm qua bức ảnh sau. Ảnh Facebook/Leanne Cook.

Đây chỉ là một gốc cây bình thường, nhưng chạm vào bạn sẽ mất mạng ngay! - Ảnh 1.

Nhìn gần hơn một chút nhé! Ảnh Facebook/Leanne Cook.

Bức ảnh này được đăng tài trên tài khoản cá nhân Facebook có tên Leanne Cook (Bang New South Wales, Úc), rất nhiều người đã không thể phát hiện điều bất thường. Cô cho biết bức ảnh được chụp tại Maitland (phía bắc Sydney, nước Úc).

Bạn đã phát hiện ra điều bất thường trên thân cây này chưa? Đây chính là điều nguy hiểm chết người đó: Một con rắn độc!

Đây chỉ là một gốc cây bình thường, nhưng chạm vào bạn sẽ mất mạng ngay! - Ảnh 3.

Phần đầu của con rắn được khoanh đỏ. Ảnh Facebook/Leanne Cook.

Đây chỉ là một gốc cây bình thường, nhưng chạm vào bạn sẽ mất mạng ngay! - Ảnh 4.

Còn đây là toàn bộ thân của con rắn. Ảnh Dailymail.com.uk.

Sát thủ ấn nấp trên cây này nguy hiểm tới mức nào?

Tên của "sát thủ" này là rắn sọc Spephen (danh pháp khoa học là Hoplocephalus stephensii), thuộc họ rắn Hổ và được Krefft mô tả khoa học đầu tiên năm 1869. Giống như các loài rắn Hổ khác (Hổ mang, cạp nong, cạp nia...) chúng sở hữu nọc độc cực mạnh!

Xem video:

Rắn sọc Stephen. Nguồn: Youtube/The Nature Box.

Nọc độc của chúng sẽ làm máu đông cục và tắc nghẽn, khiến nạn nhân chết trong đau đớn. Chiều dài của chúng có thể lên tới 1,5 m và ăn các loài lưỡng cư như ếch nhái hay các loài bò sát, động vật có vú nhỏ.

Không như các loài rắn khác, chúng dành thời gian sống trên cây là chủ yếu, với màu da thích nghi giống với thân cây nên rất khó để phát hiện ra loài rắn này.

Tại Úc, theo nghiên cứu của Australian Venom Research, một tổ chức nghiên cứu về nọc độc của School of Biomedical Sciences (Đại học Queensland, Úc) thì mỗi năm có từ 1 đến 4 người chết vì bị rắn cắn, trong đó rắn nâu (nọc độc nguy hiểm thứ 2 thế giới) là thủ phạm chính.

Bài viết được dịch từ nguồn: Independent.co.uk, Dailymail.co.uk

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại